xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham quan 10 sân bóng đá "dị" nhất thế giới

Đông Linh - Ảnh: Reuters, wiki

(NLĐO) – Nếu đã quá quen mắt đến cảm thấy nhàm chán với những sân bóng đá hay sân vận động truyền thống, bạn có thể tham quan 10 sân bóng lạ mắt nhất trên thế giới để tìm cảm giác mới

1. Sân vận động nổi vịnh Marina, Singapore

Nằm bên vịnh Marina (Singapore), đây chính là sân vận động nổi lớn nhất thế giới, được sử dụng chung cho nhiều sự kiện thể thao không riêng bóng đá. Mặt sân bằng thép đặt trên một kết cấu nổi đặc biệt chịu được tải trọng lớn, trên phủ cỏ nhân tạo. Trận đấu bóng đá kiểu Mỹ đầu tiên được tổ chức tại đây hồi năm 2009 giữa hai CLB Tuan Gemuk Athletic và VNNTU FC.

 

Sân được dùng chung cho nhiều sự kiện ở đảo quốc Sư tử
Sân được dùng chung cho nhiều sự kiện ở đảo quốc Sư tử

 

Sân vận động nổi vịnh Marina
Sân vận động nổi vịnh Marina

 

2. Sân vận động Braga, Bồ Đào Nha

Sân bóng độc đáo này là “thánh địa” của CLB Braga đang thi đấu ở Giải vô địch Bồ Đào Nha, cũng từng là một trong những địa điểm diễn ra các trận đấu trong khuôn khổ vòng chung kết Euro 2004. Sân bóng được xây liền kề với mỏ đá Monte Castro nổi tiếng, chỉ có một khán đài hai tầng 30.000 chỗ ngồi đặt dọc theo chiều dài sân. Một cầu môn “tựa” lưng vào dãy núi đá và phía sau cầu môn còn lại là toàn cảnh thành phố Braga.

 

img

 

3. Sân vận động Soccer City, Johannesburg, Nam Phi

Sân Soccer City, còn có tên gọi khác theo danh tính nhà tài trợ là sân Ngân hàng Đệ nhất quốc gia, được khánh thành năm 1989 và được đại tu nhân dịp quốc gia châu Phi này đăng cai World Cup 2010. Sân nhà của CLB nổi tiếng nhất Nam Phi Kaizer Chiefs có gần 95.000 chỗ ngồi và là sân lớn nhất châu Phi.

 

img

 

4. Sân Adidas Futsal – Shibuya, Tokyo

Dáng vẻ bên ngoài không giống một… sân bóng nhưng thực chất đấy là sân bóng đá, chủ yếu sử dụng cho môn futsal! Sân bóng đặc biệt nhất thế giới này tọa lạc trên tầng thượng của tòa nhà thương mại nổi tiếng Tokyu Toyoko, nằm ở quận Shibuya, thuộc thủ đô Tokyo, được xây dựng trước kỳ World Cup 2002, sự kiện bóng đá lần đầu diễn ra tại châu Á trên lãnh thổ hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Được xây trên nóc trung tâm thương mại nổi tiếng ở Tokyo

Được xây trên nóc trung tâm thương mại nổi tiếng ở Tokyo

 

5. Sân Eidi – Đảo Faroe

Không có khán đài và các công trình phụ trợ quen thuộc khác, sân bóng này nổi tiếng vì có hậu cảnh là Đại Tây Dương và là nơi tập luyện thường xuyên của đội tuyển đảo quốc Faroe.

 

img

 

6. Sân Ottmar Hitzfeld – Thụy Sĩ

Được đặt theo tên vị HLV nổi tiếng người Đức nhiều năm dẫn dắt đội tuyển nước này, sân bóng cao nhất châu Âu thuộc quyền sở hữu của đội bóng cấp… làng FC Gspon. Sân được phủ mặt cỏ nhân tạo bởi ở độ cao, cỏ tự nhiên rất khó sống. Khán giả muốn đến xem các trận đấu phải di chuyển theo hệ thống cáp treo, đặt tại ngôi làng kế bên Stalden.

 

img

 

7. Sân Hernando Siles – Bolivia

Được xây dựng tại thủ đô La Paz, sân Hernando Siles có sức chứa khoảng 41.000 khán giả. Ở độ cao 3.657 mét so với mực nước biển, đây là một trong những sân vận động cao nhất thế giới. FIFA từng cấm sân này tổ chức các trận đấu trong khuôn khổ vòng loại World Cup hồi năm 2007 vì bầu không khí loãng ở đây khiến cầu thủ các đội khách rất khó thích nghi, thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu oxy để thở. Tuy nhiên, sau khi chính quyền Bolivia phản ứng mạnh, FIFA phải tháo dỡ lệnh cấm kể trên. Thủ đô La Paz được xây dựng trong phạm vi rặng núi Andez và sân Hernando Siles là sân nhà chung cho 3 CLB La Paz FC, Club Bolivar và The Strongest.

 

img

 

8. Sân Sapporo Dome – Nhật Bản

Tọa lạc tại tỉnh Sapporo phía Bắc nước Nhật, sân bóng này chủ yếu để tổ chức các trận đấu bóng đá và bóng chày, hai môn thể thao ưa thích nhất của người dân xứ Mặt trời mọc. Đây là sân nhà của đội bóng Consadole Sapporo, đang thi đấu tại giải nhà nghề J- League, cũng là CLB từng đưa tuyển thủ Việt Nam Lê Công Vinh về thi đấu một thời gian. Từng tổ chức 3 trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2002, mặt sân Sapporo Dome có thể thay đổi để phù hợp với thi đấu bóng chày (mặt sân nhân tạo) hoặc bóng đá (mặt sân cỏ tự nhiên).

 

Sận Sapporo Dome

Sân Sapporo Dome

 

img

 

9. Sân Kantrida – Croatia

Đội bóng HNK Rijeka thường thi đấu trên sân Kantrida, một mặt là vách núi đá khổng lồ, mặt còn lại, khán giả có thể phóng thẳng tầm mắt ra biển Adriatic, tọa lạc tại thành phố Rijeka. Đây cũng là nơi đội tuyển Croatia thỉnh thoảng dùng làm sân nhà cho các trận giao hữu quốc tế. Nếu người hâm mộ muốn đến đây để tận hưởng cảm giác thanh bình, hãy nhanh chóng lên bởi sân chỉ có thể tồn tại đến tháng 12-2014. Sân sẽ bị phá đi, nhường chỗ cho một sân bóng hiện đại hơn, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

 

img

 

10. Sân Ko Panyi – Thái Lan

Sân bóng nổi này, theo lời kể, ban đầu được xây dựng bởi con em các làng chài và cánh thợ rừng lân cận, sau khi diễn ra World Cup 1986 tại Mexico. Sau đó, một dự án cộng đồng phi lợi nhuận quốc tế đã đầu tư vào việc xây sửa mới để sân trở thành nơi vui chơi, tập luyện cho trẻ em địa phương.

 

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo