xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thụt lùi

Phạm Ngọc

Navibank Sài Gòn được giải cứu, rồi SLNA tưởng chết đuối lại vớ được cọc khi nhà tài trợ Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) quyết định vẫn ký tiếp hợp đồng hỗ trợ đội bóng thêm 3 năm nữa. Những tin ấy tưởng là tín hiệu mừng cho V-League nhưng thực chất bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang trở lại thời kỳ sống nhờ ngân sách Nhà nước mà hơn một thập kỷ trước chúng ta đã cố vẫy vùng để có thể thoát ra.

Bac A Bank chỉ tài trợ cho SLNA 30 tỉ đồng/mùa, giảm gần một nửa so với hợp đồng trước, trong lúc UBND tỉnh Nghệ An lo phần còn lại, tối thiểu khoảng 20 tỉ đồng. Nhưng SLNA không phải là trường hợp duy nhất phải tìm lại “bầu sữa” ngân sách địa phương để tồn tại. Hải Phòng, đội đang dự định mua lại suất V-League từ một trong số các đối tác có nhu cầu bán CLB, cũng bắt đầu hoạt động kiểu “nửa doanh nghiệp, nửa Nhà nước”.

Dù một phó giám đốc Sở TDTT Hải Phòng cho biết Công ty Xi măng Hải Phòng sẽ phải kiếm tiền để tự nuôi đội nhưng chính lãnh đạo công ty này lại khẳng định: “Bây giờ mà không có ngân sách TP hỗ trợ thì chúng tôi không thể sống được”. Ở phía Bắc, Thanh Hóa cũng không phải là một ngoại lệ dù có sự hậu thuẫn của “đại gia” viễn thông Viettel nhưng đội bóng này vẫn là “đứa con” của tỉnh và được tỉnh “bơm” không ít tiền mỗi mùa bóng.

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho rằng: “Khi các ông bầu bỏ bóng đá, nếu địa phương vẫn muốn duy trì phong trào và thành tích thì đương nhiên là họ phải bỏ kinh phí để nuôi đội. Tuy nhiên, đây không thể coi là tín hiệu tích cực bởi hiện nay các CLB đều hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, định hướng của bóng đá Việt Nam là mỗi CLB phải tự kiếm tiền để nuôi sống được chính họ”.

Thực tế cho thấy ngay cả những địa phương mạnh về kinh tế như TPHCM, khi đội bóng được hỗ trợ tiền thì thành tích ngày càng “èo uột”. CLB TPHCM từ Giải Hạng nhất vừa rớt hạng là một ví dụ dù họ được TP trợ cấp không ít lần.

Nam Định, một trong những trung tâm bóng đá mạnh của cả nước trước đây, giờ cũng đang phải vật lộn ở Giải… Hạng hai. Sau khi không có nhà tài trợ, phải dựa vào tiền của địa phương 100%, Nam Định 2 năm rớt liền 2 hạng. Những người làm bóng đá Nam Định xót xa nhưng bất lực, không biết làm cách nào để cứu đội bóng quê hương.

Phái đoàn của LĐBĐ Châu Á (AFC) vừa kết thúc chuyến khảo sát các CLB để đánh giá mô hình và các tiêu chí chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) - ông Phạm Ngọc Viễn - cho rằng: “Chắc chắn còn nhiều tiêu chí, nhất là về mặt tài chính, các đội bóng Việt Nam chưa có được”. Hiện nay, các CLB chỉ trang trải được từ 10%-20% chi phí hoạt động nhờ vào bán vé, quảng cáo. Ông Viễn hy vọng khi tiền bản quyền truyền hình được nâng lên thì các đội bóng sẽ nâng được nguồn thu. Tuy nhiên, để có tương lai “ăn nên làm ra”, chắc bóng đá Việt Nam cũng phải chờ rất lâu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo