xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng tài người, “mắt diều hâu”!

Lê Nhi

Công nghệ “hawk-eye” (mắt diều hâu) được áp dụng giúp các trọng tài điều hành trận đấu tại giải Mỹ mở rộng tốt hơn hẳn

Khi những nhà quản lý bóng đá cứ lưỡng lự, phân vân và tranh luận chán chê về trọng tài “điện tử”, các đồng nghiệp quần vợt đã có câu trả lời: Công nghệ hiện đại “hawk – eye” (mắt diều hâu) được áp dụng giúp họ điều hành trận đấu tại giải Mỹ mở rộng (US Open) tốt hơn hẳn!

Người Mỹ đi trước

Thật ra việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ hình ảnh hiện đại vào đấu trường thể thao không hẳn phải chờ đến giải US Open 2006 mới được khởi động. Tại Mỹ, các giải NFL (bóng đá Mỹ), NBA (bóng rổ) và NHL (khúc côn cầu) vốn đã cho phép trọng tài được quyền tham khảo băng ghi hình trong lúc điều hành trận đấu. Nhưng dù ở đẳng cấp cao, NFL, NBA hay NHL vẫn chỉ ở tầm giải... vô địch quốc gia (VĐQG)! Còn US Open trong quần vợt lại khác: giải đấu hệ thống Grand Slam, sự kiện quốc tế tầm cỡ lớn nhất, uy tín nhất của quần vợt. Với việc áp dụng thành công công nghệ “mắt diều hâu” tại US Open, người hâm mộ đang chứng kiến “buổi giao mùa”: Thể thao hiện đại chuyển sang kỷ nguyên phương tiện điện tử cùng trọng tài người điều hành trận đấu!

imgCần nói ngay, tên gọi “ trọng tài điện tử” thật ra vẫn quá lời. Dù được phương tiện điện tử hỗ trợ, quyết định cuối cùng trên sân vẫn thuộc về trọng tài người. Ở US Open, các VĐV chỉ có 2 lần mỗi ván được quyền khiếu nại, xác định lại hình ảnh vị trí bóng tiếp xúc sân bởi “mắt diều hâu” và chỉ tính đến pha bóng kết thúc. Nhưng theo chúng tôi, những giới hạn trên là hợp lý, cũng như trọng tài chính vẫn toàn quyền điều hành, không giết chết góc độ “người” của trận đấu như nhiều ý kiến vẫn lo sợ. Còn VĐV hay khán giả, liệu họ cảm thấy khó chịu chăng? Theo ghi nhận chung, ngược lại họ rất hài lòng, thậm chí còn tìm ra cách khai thác “mắt diều hâu” một cách tốt nhất!

Vài ví dụ điển hình

Tại tứ kết đơn nữ, ở điểm quan trọng khi tỉ số 5-4 kết thúc ván 1 nghiêng về Sharapova, Golovin khiếu nại thành công thay đổi quyết định trọng tài. Cả hai sau đó thi đấu rất thoải mái, điều Jankovic ở bán kết đơn nữ không may mắn có được: Đang dẫn điểm và áp đảo hoàn toàn Henin, nhưng hết quyền khiếu nại và mang nặng tâm trạng hoài nghi về sai sót trọng tài, Jankovic bị ức chế để rồi thua liền... 10 bàn liền, đành nhìn Henin vào chung kết!

Khéo léo nhất có lẽ là Federer: ở tứ kết đơn nam gặp Blake, ngay bàn đầu ván 1, chứng kiến đối thủ hưng phấn giao bóng liếm vạch ăn điểm tưng bừng, lập tức Federer nhờ “mắt diều hâu” xem phát hiện Blake giao bóng ra ngoài! Blake “xì” hơi, Federer nhẹ nhàng chuyển trận đấu vào quỹ đạo được kiểm soát. Tổng cộng trước US Open, đã có 10 giải đấu thử nghiệm quy định mắt diều hâu và ghi nhận: trong 839 lần khiếu nại, 39% (hơn 1/3!) quyết định của trọng tài được thay đổi - một tỉ lệ hết sức ấn tượng!

Chờ bóng đá

Sau quần vợt, giờ đây giới hâm mộ chờ đợi phản hồi từ... bóng đá! Dù đặc thù sân cỏ có khác, chúng tôi vẫn tin nếu cầu thị chấp nhận thử nghiệm và kiên định nghiên cứu, hoàn thiện, cuối cùng các nhà quản lý bóng đá chắc chắn sẽ tìm ra phương cách hợp lý để trọng tài sân cỏ được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại. Thời buổi con người lên đến mặt trăng nhưng khán giả cứ phải chứng kiến sai lầm bắt việt vị, không bàn thắng dù bóng đã vượt vạch vôi... và chấp nhận cảnh đổ thừa toàn bộ sai lầm lên trọng - tài - người, ôi sao buồn quá cho giới làm luật bóng đá!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo