xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ Á vận hội, lo cho Olympic

Phạm Ngọc

Thể thao Việt Nam lần thứ hai liên tiếp không hoàn thành chỉ tiêu vàng tại Á vận hội, vì thế người hâm mộ càng có lý do để hoài nghi khả năng giành tấm HCV Olympic đầu tiên trong lịch sử tại Brazil 2016

Trước khi lên đường dự Á vận hội (ASIAD) 17 tại Incheon - Hàn Quốc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành, trưởng đoàn Việt Nam, cho rằng mục tiêu 2-3 HCV là vừa sức và đã được tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, các môn cử tạ, bắn súng, karatedo, điền kinh lần lượt “rơi” vàng khiến đoàn Việt Nam thêm một lần lỡ hẹn với chỉ tiêu và lời hứa mà chính mình đặt ra trước khi lên đường.

Nên rút lại chỉ tiêu Olympic 2016

Thể thao Việt Nam đã xây dựng chiến lược đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm nhằm vào 2 mục tiêu lớn: giành HCV đầu tiên tại Olympic 2016 và đăng cai Á vận hội 18. Chính phủ đã quyết định rút đăng cai ASIAD 18 do chúng ta chưa chuẩn bị kỹ về nhiều mặt.

Hà Thanh (bìa trái) là một trong số hiếm các VĐV Việt Nam thi đấu khá thành công tại Incheon với 1 HCB và 1 HCĐ thể dục dụng cụ
Ảnh: REUTERS
Hà Thanh (bìa trái) là một trong số hiếm các VĐV Việt Nam thi đấu khá thành công tại Incheon với 1 HCB và 1 HCĐ thể dục dụng cụ Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, ngành thể thao vẫn đang chịu rất nhiều áp lực vì từ năm 2008, khi lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn giành HCB Olympic Bắc Kinh, Việt Nam đã đặt mục tiêu trong 8 năm sau sẽ có được HCV Thế vận hội. Ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, nói: “Thành tích tại Incheon của đoàn Việt Nam cho thấy việc chúng ta rút lui, không đăng cai Á vận hội 18 (Indonesia đăng cai thay vào năm 2018) là hợp lý. Nếu đăng cai ASIAD 18, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và ngành thể thao dự tính sẽ cam kết với Chính phủ đạt 10-15 HCV và có mặt trong nhóm 10 quốc gia đứng đầu thể thao châu lục. Đây là mục tiêu quá khó để hoàn thành, nếu không muốn nói là bất khả thi”.

Nhìn vào thành tích của đoàn Việt Nam kỳ này, nhiều người có lẽ cũng đồng tình với ông Minh, rằng thể thao Việt Nam hiện tại thiếu những tài năng ở tầm châu lục đủ sức giành HCV. Những cái tên được kỳ vọng làm nên lịch sử chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng đã phải mất 5-7 năm mới đào tạo được một VĐV như vậy.

Cũng theo ông Minh, khả năng giành HCV Olympic sau 2 năm nữa cũng là rất khó vì ở tầm cỡ thế giới, Việt Nam hiện tại chưa có VĐV có thể cạnh tranh tấm huy chương danh giá. “Giành được huy chương Olympic cũng là rất khó chứ đừng nói đến việc giành HCV. Vì thế, nhiệm vụ của thể thao Việt Nam sau ASIAD 17 là phải tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm. Sự thành công khi đầu tư như trường hợp của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên hay lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn rất cần được nhân rộng” - ông Minh nhấn mạnh.

Tâm lý sợ “biển lớn”

Nhìn vào chính sách đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm vẫn có thể thấy định hướng dàn trải của thể thao nước nhà. Ngoài các môn được đầu tư để hướng đến những tấm huy chương châu lục, Olympic, Việt Nam vẫn có một loạt môn khác nằm trong danh sách đầu tư giành HCV SEA Games.

Nguồn lực tài chính của ngành thể thao do đó cũng bị dàn trải bởi nhiệm vụ “giữ vững vị trí trong tốp 3 Đông Nam Á ở các kỳ SEA Games” vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành thể thao. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, đó là lý do tại sao ở đấu trường SEA Games, thể thao Việt Nam thi đấu rất tưng bừng nhưng ra đến các sân chơi lớn như ASIAD, Olympic, nhiều VĐV đều bị ngợp. Chính việc xác định mục tiêu chính yếu của ngành thể thao nhằm vào đấu trường nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sự chuẩn bị bản lĩnh của các VĐV.

Nhiều VĐV không ngại ngần chia sẻ rằng họ có thể không giành huy chương ở ASIAD nhưng nếu đã được giao nhiệm vụ giành HCV SEA Games mà không giành được thì sẽ là một thảm họa. Theo ông Minh, tâm lý “mục tiêu SEA Games gần gũi và thiết thực hơn còn Á vận hội hay Thế vận hội là nơi để rèn luyện, học tập là chính” cần phải được thay đổi vì dù là SEA Games hay ASIAD, nếu đã đi thì phải xác định tinh thần chiến đấu cao nhất, tâm lý sợ “biển lớn” của cả nền thể thao và từng VĐV cần phải được rũ bỏ.

Chỉ giỏi ở “ao làng”

Ở các kỳ SEA Games gần đây, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 3 đoàn dẫn đầu. Tuy nhiên, ở ASIAD 17, so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xếp thứ 6 khi tăng chất lượng huy chương nhưng thiếu môn mũi nhọn giành HCV. Nhìn rộng ra, Việt Nam cũng cần học hỏi Triều Tiên. Không cần đi đông hay tham dự nhiều môn nhưng Triều Tiên vẫn giành tới 10 HCV với nhiều môn Olympic để có mặt trong nhóm nước có nền thể thao hàng đầu châu Á.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo