xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm dấu ấn giảm nghèo bền vững

Bài và ảnh: PHAN ANH

Là địa phương khởi xướng chương trình giảm nghèo bền vững, qua 7 giai đoạn, tới nay TP HCM đạt nhiều kết quả ấn tượng

Tính đến cuối năm 2023, TP HCM còn 22.867 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với 91.253 nhân khẩu (chiếm tỉ lệ 0,9% tổng số hộ dân thành phố) theo chuẩn nghèo đa chiều thành phố.

Địa phương tận tình, cá nhân nỗ lực

Ngày 16-4, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững TP HCM do Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Tăng Minh làm Trưởng đoàn, đã tổ chức phúc tra quận Phú Nhuận hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều thành phố giai đoạn 2021 - 2025.

Qua một ngày làm việc, 13 tổ phúc tra của đoàn công tác đã tiếp xúc thực tế 1.223 hộ tại 13 phường của quận Phú Nhuận, bao gồm 606 hộ nghèo, 232 hộ cận nghèo và khảo sát ngẫu nhiên 385 hộ gia đình. Kết quả phúc tra các hộ trên cho thấy không có hộ nào trong chuẩn nghèo. Đặc biệt, 29 hộ tự nguyện rút tên khỏi chương trình giảm nghèo bền vững.

Thêm dấu ấn giảm nghèo bền vững- Ảnh 1.

Chị Đặng Thị Thu Hạnh cười tươi khi chia sẻ cuộc sống của gia đình

Gia đình chị Đặng Thị Thu Hạnh (ngụ phường 10, quận Phú Nhuận) từng là hộ nghèo trong quận nhưng nhờ sự hỗ trợ của địa phương và ý chí vươn lên, nhà chị đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo.

Chị Hạnh kể cách đây hơn 4 năm, chị vay 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi 0,65%. Từ số vốn ban đầu, chị sửa lại căn nhà cũ, mở một tiệm tạp hóa nhỏ. Tiếp đến, chị vay lần 2, lần 3 để mở rộng tiệm tạp hóa kết hợp giặt ủi. Năm 2022, chị được địa phương tặng chiếc xe máy để có phương tiện giao hàng; hằng năm, hai con gái nhận học bổng Nguyễn Hữu Thọ của Ủy ban MTTQ TP HCM, được đóng BHYT. Bây giờ, tiệm tạp hóa và giặt ủi đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. "So với trước đây, cuộc sống gia đình tôi đã đỡ vất vả hơn, con cái đều được học hành đàng hoàng" - chị Hạnh chia sẻ trong niềm vui.

Bà Nguyễn Thị Long Thủy - Phó Chủ tịch UBND phường 10, quận Phú Nhuận - cho biết gia đình chị Hạnh rất chịu khó làm ăn, có ý chí vươn lên thoát nghèo. Theo bà Thủy, để người dân thoát nghèo bền vững, trong 24 tháng đầu sau khi thoát nghèo, các hộ luôn được quan tâm cũng như hỗ trợ.

Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận Nguyễn Đông Tùng khẳng định quan điểm xuyên suốt của quận là hỗ trợ, tạo điều kiện để hộ nghèo thoát nghèo bền vững. "Đây không phải là thành tích mà việc này được quận xác định từ rất lâu. Các nghị quyết, kế hoạch về kinh tế - xã hội hay thế nào đi nữa nhưng nếu hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế không được chăm lo trước thì không có ý nghĩa" - ông Tùng nói. Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận cũng nhấn mạnh quận được công nhận không còn hộ nghèo nhưng sự công nhận này phải có sự đồng thuận của người dân, người dân thật sự thấy không còn nghèo thì mới có ý nghĩa.

"Trao cần câu và hướng dẫn cách câu"

Từ kết quả phúc tra, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM Nguyễn Tăng Minh đề nghị UBND 13 phường hoàn thiện thủ tục giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng dẫn của TP HCM. Cùng với đó, tiếp tục theo dõi và thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, các hộ mới thoát chuẩn nghèo. Đối với những hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo nhưng còn khó khăn, các phường tiếp tục rà soát để có kế hoạch, giải pháp hỗ trợ kịp thời để tránh tái nghèo.

Thêm dấu ấn giảm nghèo bền vững- Ảnh 2.

Tổ phúc tra của TP HCM tại buổi làm việc ở quận Phú Nhuận

Ông Minh cho biết tính đến nay, TP HCM có 6 quận là 3, 5, 7, 10, 11 và Bình Tân được công nhận không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố. 

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 11 TP HCM, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, tỉ lệ hộ nghèo thành phố dưới 0,5% hộ dân. Rất mừng là đến cuối năm 2023, thành phố đạt 0,233%, vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo kết hoạch thi đua, đến ngày 30-4-2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nên công tác này luôn cần những nỗ lực.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh chương trình giảm nghèo bền vững được lãnh đạo TP HCM rất quan tâm, từ Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố đến các sở, ngành. Ngoài ra là sự quyết tâm của các địa phương. Cách làm của TP HCM là không chỉ cho con cá mà trao cần câu và hướng dẫn cách câu để thúc đẩy, khơi dậy ý thức tự lực vượt khó vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo. 

Không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

Từ năm 1992, TP HCM là địa phương khởi xướng chương trình giảm nghèo bền vững với tên gọi xóa đói giảm nghèo. Đến nay, chương trình đã trải qua 7 giai đoạn, 10 lần điều chỉnh chuẩn nghèo.

Chuẩn nghèo của chương trình giảm nghèo bền vững TP HCM được nghiên cứu, xây dựng luôn cao hơn so với chuẩn nghèo quốc gia, phù hợp thực tế của một đô thị đặc biệt. Giai đoạn 2021 - 2025, TP HCM triển khai chương trình giảm nghèo bền vững theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều gồm 5 chiều gắn với 10 chỉ số thiếu hụt xã hội cơ bản.

Theo đó, hộ nghèo là hộ gia đình có 3 chỉ số thiếu hụt trở lên và có thu nhập bình quân từ 36 triệu đồng/người/năm trở xuống; hộ cận nghèo là hộ gia đình có 2 chỉ số thiếu hụt và có thu nhập bình quân đầu người trên 36 triệu đến 46 triệu đồng/người/năm. Tính đến cuối năm 2022, TP HCM đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo