xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

PCT Quốc hội nói gì về ý kiến đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự?

PCT Quốc hội Uông Chu Lưu: "Sau này khi sửa đổi bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành luật đó, thì mình mới tính đến có trường hợp có thể thay thế NVQS bằng các nghĩa vụ khác không, chứ bây giờ trong Hiến pháp thì không nên". Đây là chia sẻ của Phó Chủ tịch Quốc hội – ông Uông Chu Lưu với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội. BOX

Theo ông Uông Chu Lưu, không quy định nghĩa vụ thay thế NVQS vào Hiến pháp vì Hiến pháp chỉ quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân, mà nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ và là trách nhiệm thiêng liêng cao quý cao quý của mỗi công dân, cho nên quy định nghĩa vụ quân sự chứ không quy định nghĩa vụ thay thế.

“Sau này, Luật nghĩa vụ quân sự nếu tính vào thực tiễn để quy định trường hợp a hay trường hợp b một cách cụ thể thì tính để đưa vào trong luật, chứ không đưa vào Hiến pháp. Do đó, phương án chốt lại là không đưa vào Hiến pháp”, ông Lưu khẳng định.

Trước những ý kiến quy định luật sau này có thể trái với Hiến pháp, ông Uông Chu Lưu cho hay: “Mỗi công dân có nghĩa vụ thực hiện Luật NVQS, còn việc thực hiện NVQS có thay thế hay không thay thế thì phải tính vào điều kiện cụ thể. Vì một bên ta đang nói tới việc thực hiện NVQS là nghĩa vụ của công dân, thiêng liêng và cao quý như vậy, mà đồng thời lại mở ra điều kiện thay thế trong Hiến pháp là không nên. Chúng tôi tiếp thu ý kiến của ĐBQH không đưa vấn đề này vào Hiến pháp”.

img

 


PCT Quốc hội Uông Chu Lưu
 
Hiện nay đang có hai ý hiểu khác nhau: Một là nộp tiền thì không phải làm NVQS hoặc những người không làm NVQS thì phải làm nghĩa vụ khác? Về vấn đề này, ông Uông Chu Lưu cho hay: Cái đấy thì sau này sẽ tính, sau khi làm Luật NVQS sẽ tính cụ thể, vì trong Luật NVQS quy định cụ thể những điều kiện để làm NVQS, thí dụ như tuổi, điều kiện gia đình, sức khỏe… nếu như đáp ứng đủ các điều kiện đó thì thực hiện NVQS, còn nếu không đáp ứng những điều kiện đó thì không phải làm. Còn vấn đề có thay thế bằng hình thức gì khác thì phải tính thêm, phải có tổng kết đã, chứ bây giờ tôi chưa thể nói cụ thể được”.

Trước những quan điểm cho rằng, nếu được đóng tiền để không phải thực hiện NVQS thì liệu có bị thương mại hóa? Ông Lưu trả lời: “Sau này khi sửa đổi bổ sung Luật NVQS trên cơ sở tổngkết thực tiễn thi hành luật đó, thì mình mới tính đến có trường hợp có thể thay thế NVQS bằng các nghĩa vụ khác không, chứ bây giờ trong Hiến pháp thì không nên”.

Trước đó, ĐBQH Nguyễn Văn Chiến - Phó trưởng đoàn ĐB tỉnh Bắc Ninh đã nêu ý kiến phản đối những ý kiến gợi ý "đóng tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự", bởi nếu cho phép đóng tiền để không phải thực hiện NVQS thì sẽ nảy sinh việc những gia đình muốn con cái ở nhà thi, học tiếp hoặc đi làm kiếm tiền và không muốn đi bộ đội sẽ sẵn sàng đóng tiền, dù nhiều năm liền, còn con nhà nghèo thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu thì lại phải đi bộ đội.

Quan điểm của ông Chiến nêu ra thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong thời gian trước đó Luật NVQS cũng đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần và có liên quan tới cả công tác học tập của học sinh sinh viên. Vào tháng 3/2013, Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, quy định trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Ngày hôm qua, trên báo Người Lao động đăng tải trả lời của Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ủng hộ việc đóng tiền hoặc làm một việc gì đó để đảm bảo công bằng với những người phải thực hiện NVQS.

"Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS. Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì", ông Nhã nói.

  • Điều 45 (sửa đổi, bổ sung 77) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:

    1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

    2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo