xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất sửa luật, giảm thuế để 'cứu' bất động sản

Theo Vũ Lê VNExpress

Giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất, phí trước bạ; doanh nghiệp địa ốc được huy động vốn trước khi làm móng... là những đề xuất mà Hiệp hội bất động sản và giới kinh doanh địa ốc TP HCM đưa ra nhằm vực dậy thị trường vốn đang có nhiều biểu hiện suy thoái

Các kiến nghị trên được đưa ra tại buổi tọa đàm với đoàn nghiên cứu chính sách phát triển thị trường bất động sản của Bộ Kế hoạch và đầu tư hôm 24-5.

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản từng nhiều lần trực tiếp gặp gỡ và kiến nghị bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng... để đề nghị những giải pháp tương tự nhằm thổi luồng gió mới cứu thị trường địa ốc.

Vấn đề được nhiều doanh nghiệp bất động sản đồng loạt đề nghị là giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất từ 4% xuống còn 2%, lệ phí trước bạ từ 1% xuống còn 0,5% và hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống mức 20-22%.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt khiến giới kinh doanh địa ốc cho rằng bức bách nhất hiện nay là cần nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bất động sản. Từ đó, những chính sách mới sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng, công bằng đối với mọi đối tượng tham gia thị trường này.

Cụ thể, các doanh nghiệp đề nghị được huy động vốn của khách hàng sau khi đã bồi thường giải phóng mặt bằng, duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, đã nộp tiền sử dụng đất. Yêu cầu làm xong móng mới được bán nhà cũng bị "tẩy chay" vì doanh nghiệp cho rằng, họ có quyền và nghĩa vụ sử dụng vốn huy động đúng mục đích để hoàn tất công trình phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, quy định dành đến 20% quỹ đất ở giao lại cho địa phương làm nhà ở xã hội cũng bị phản đối kịch liệt.

Trưởng phòng dự án Công ty Thành Thành Công, ông Trần Tựu cho biết, công ty ông đang ôm một dự án nhà ở gần 7 năm trời (tính từ thời điểm bắt đầu giải phóng mặt bằng đến nay) chỉ vì vướng ở chỗ phải dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội và thủ tục chuyển nhượng dự án chưa thông.

Theo ông Tựu, bản thân các chỉ thị, nghị định và luật cũng có sự vênh nhau về vấn đề này và công ty ông gặp phải khó khăn ở chỗ chính quyền địa phương ngại trách nhiệm, loay hoay mãi không quyết xong.

Riêng ông Nguyễn Văn Đực, Phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành khẳng định rằng, nhà nước cần xem lại vai trò của mình trong viêc chăm lo và phát triển nhà ở xã hội, không nên chuyển quả bóng trách nhiệm này sang doanh nghiệp. Bởi lẽ, theo ông Đực, chủ đầu tư kinh doanh địa ốc chỉ cần làm đúng bổn phận: đóng thuế, tạo ra sản phẩm, hạ tầng cho xã hội là đóng góp công bằng và đầy đủ nhất.

Kiến nghị thay đổi cách tính tiền sử dụng đất, triển khai rộng rãi phương thức đấu giá đất, đấu thầu dự án, cần có thông tư hướng dẫn chi tiết việc giao dịch bất động sản qua sàn... cũng được Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM Lê Hoàng Châu đề cập.

Giải thích về những bức xúc và đề xuất liên tục của Hiệp hội bất động sản TP HCM đến nhiều bộ ngành, ông Châu phân tích: "Hiện thị trường đang lâm thế bí và sụt giảm trầm trọng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào nên điều chỉnh luật để tháo gỡ vướng mắc là hết sức cần thiết".

Theo ông Châu, mọi nguồn tài chính hỗ trợ thị trường bất động sản đang bị chặn đứng. Từ việc góp vốn cổ đông, phát hành trái phiếu dự án, vay vốn ngân hàng đến huy động tiền từ khách hàng đều bế tắc.

"Đợt suy thoái này có khả năng sẽ tiếp tục lún sâu nếu Chính phủ không có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời", ông Châu nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trình, Phó viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, toàn bộ những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp TP HCM sẽ được tập hợp, nghiên cứu và đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi trong thời gian tới.

Ông cũng thừa nhận một nghích lý mấu chốt hiện nay là đa số những chính sách về đất đai đang dồn khó khăn lên vai người nghèo, trong khi đây là những đối tượng có nhu cầu bức bách về nhà và đất ở nhiều nhất trong xã hội.

Chuyên gia này còn cho biết thêm, sau đợt thực tế thị trường và lắng nghe đề xuất của doanh nghiệp bất động sản TP HCM, đoàn nghiên cứu sẽ đến nhiều địa phương khác như: Buôn Mê Thuột, Quảng Nam, Đà Nẵng... để khảo sát, thu thập ý kiến, nhằm hệ thống lại những thiếu sót để đề xuất điều chỉnh.

Chuyến đi thực tế các tỉnh thành phía Nam lần này, đoàn nghiên cứu trực thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư dồn toàn bộ mục tiêu vào việc thực hiện đề án xây dựng chính sách phát triển và hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường bất động sản đến năm 2020.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo