xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Tây: Nông dân bán đất canh tác tràn lan

Theo Kiều Linh (VTC)

Thời gian gần đây, Hà Tây càng rộ lên phong trào mua bán đất nông nghiệp tràn lan khi tin đồn thời điểm sáp nhập Hà Nội - Hà Tây không còn bao xa. Vào những ngày nghỉ, khắp các đường làng ngõ xóm những vùng giáp ranh TP, dọc trục đường cao tốc Láng - Hoà Lạc luôn nhộn nhịp người tìm đến mua đất

"Cò" đất thả sức chào hàng

Vừa ngồi xuống quán nước ở đầu làng Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), chúng tôi lập tức được một thanh niên tên Tuân đon đả mời chào mua đất. "Nhà cô em còn mấy mảnh đang cần bán” - Tuân giới thiệu.

Nói đoạn, anh ta tông tốc kể: “Nhà em bán rồi. Hồi đó bán rẻ quá, thấy người ta trả 60 triệu một sào, tưởng là được giá bán luôn 2 sào đất ruộng đang cấy, nay mới thấy tiếc, để đến bây giờ thì tha hồ hốt bạc”.

Chỉ tay sang mảnh đất đối diện chùa Bi, ngay đầu làng, Tuân bảo: Sau này, vị trí này được quy hoạch là đất dịch vụ, bây giờ là từ 9 - 10 triệu đồng/m2; mua đất ruộng thì rẻ hơn, nhưng cũng phải 250 triệu đồng một sào rồi. Mỗi sào đất ruộng sau này bị thu hồi sẽ được đền bù tiền, cộng với 36 m2 đất dịch vụ.

Nói xong, Tuân điện ngay cho chủ đất hỏi lại giá cả. Tưởng vớ được khách sộp, mặc dù trời mưa, đường trơn, bẩn, nhưng chỉ mươi phút sau, hai ông bà chủ đất độ tuổi trung niên đã có mặt tại quán nước. Tuân giới thiệu: đây là anh Tiến và chị Tâm ở làng Kim Hoàng, chủ nhân của nhiều mảnh đất trong làng.

Sau một hồi thao thao bất tuyệt chào hàng, người đàn ông tên Tiến chốt lại: “Các anh thích chỗ nào tôi dẫn đi chỗ ấy, đủ các loại, từ đất thổ cư, thổ canh, to, nhỏ, nhiều, ít đều có hết”.

Còn "bà chủ" Tâm thì phẩy tay ra vẻ ... chuyện nhỏ khi chúng tôi hỏi về thủ tục giấy tờ mua bán: "Không phải lo, chúng tôi có cách để hợp lý hoá việc mua bán ruộng cho các anh".

Vừa nói, chị ta vừa mở cặp nhựa, đưa cho chúng tôi xem một bộ giấy tờ mua bán đất ruộng mang tên bà Bùi Thị D. Giấy tờ của việc mua bán đất này được “biến tướng” thành: Xác nhận tặng quyền sử dụng đất dịch vụ, ở cuối trang có chữ ký xác nhận của trưởng xóm, trưởng thôn và chính quyền địa phương (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã).

Nông dân tràn lan bán đất canh tác

Chỉ sau một ngày lang thang ở các xã Vân Canh, Kim Chung, Lại Yên, Di Trạch của huyện Hoài Đức, chúng tôi đã có trong tay hàng chục số điện thoại của các chủ kinh doanh, môi giới đất tại đây.

Việc mua bán đất ruộng nằm trong quy hoạch của các dự án để chờ hưởng chế độ 10% đất dịch vụ, theo chính sách của UBND tỉnh Hà Tây không chỉ diễn ra ở huyện Hoài Đức, mà còn phổ biến ở rất nhiều địa bàn khác trong tỉnh như Quốc Oai, Thạch Thất... Tuy nhiên, tuỳ theo vị trí, khoảng cách, giá cả và số lượng người mua bán cũng khác nhau.

Rõ ràng, nếu với tư cách là kẻ đi buôn đất, thì sự hiện diện của chúng tôi để mua đất lúc này đã quá muộn, bởi hầu hết những mảnh đất đẹp, ruộng nằm trong qui hoạch ở vị trí “đắc lợi” đều đã bị “găm” từ lâu. Tuy nhiên, thực tế đó vẫn không làm nản lòng từng dòng người ùn ùn đổ về Hà Tây mua đất trong thời điểm này.

Chỉ cách đây 5 - 7 tháng, đất ruộng ở xã Vân Canh, Kim Chung (Hoài Đức), thị trấn Quốc Oai, xã Ngọc Liệp (Quốc Oai)… còn rất rẻ và dễ mua, vị trí đẹp giá cũng chỉ 40 - 50 triệu đồng/sào, xa trung tâm khoảng 20 - 30 triệu đồng/sào. Thế nhưng, từ khi có thông tin Hà Nội “ôm” toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Hà Tây, thì giá đất bị thổi lên vùn vụt, cao đến mức chóng mặt, gấp 6 - 7 lần mức cũ, có nơi lên tới hàng chục lần. Người dân chỉ cần nhượng lại một vài sào đất ruộng, một mảnh đất vườn là đã có hàng trăm triệu đồng, thậm chí có bạc tỷ.

img
Nông dân đang tự biến mình thành những người thất nghiệp trong tương lai.

Cũng vì một chốc bỗng được đổi đời như thế nên nhà nhà, người người thi nhau xẻ đất để bán. Xã Vân Canh bây giờ chẳng khác nào một công trường xây dựng lớn với ngổn ngang gạch, đá, cát, sỏi, xi măng dọc các đường làng, ngõ xóm, lấn chiếm hết cả đường đi, lối lại. Xe chở nguyên vật liệu ra vào các làng rầm rập, nhà cao tầng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa.

Riêng làng Kim Hoàng, chỉ có 500 - 600 hộ, nhưng đã có tới hơn 100 gia đình đang xây dựng nhà cửa kiên cố. Người nông dân nghèo khó, lam lũ bỗng hoá thành “tỷ phú” trong chốc lát. Có người sau một đêm tỉnh giấc đã “ôm” trong người hàng tỷ đồng. Nhiều người sung sướng vì không còn phải “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cắm từng cây mạ, thấp thỏm lo từng vụ gặt… nữa.

Một người dân ở xã Kim Chung tự hào chỉ tay vào ngôi nhà vừa mới xây xong và nói: “Làm nhà, mua sắm tiện nghi…, tất cả nhờ vào bán đất đấy anh ạ”.

Chính quyền địa phương làm ngơ?

Mặc dù biết việc mua bán đất đang canh tác là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận người ta vẫn ngang nhiên bán trao tay nhau và được hợp thức hoá với “chiêu bài” cho, tặng, biếu. Anh Hải ở xã Vân Canh cho biết: “Làng Kim Hoàng không những đất thổ cư không còn để bán, mà ngay cả đất ruộng cũng đã hết; nếu muốn mua đất ở đây, thì chỉ có làng Hậu Ái là còn đất ruộng thôi”.

Quả thật, qua tìm hiểu thực tế, được biết, hầu như gia đình nào ở làng Kim Hoàng cũng đã cắt một phần, rồi một nửa diện tích để bán; có nhà còn bán toàn bộ số diện tích đang canh tác, cấy lúa, trồng rau, hoa màu. Hiện tại, xã Vân Canh có 3 dự án đã được quy hoạch, đó là: Dự án biệt thự nhà vườn Vinapol, Khu đô thị mới Hậu Ái, Cụm đô thị các trường đại học, với tổng diện tích gần 250 ha đất. Khi các dự án này triển khai xây dựng, thì hầu như đất canh tác ở Vân Canh không còn.

Ở Lại Yên, An Khánh, Kim Chung, Di Trạch... cũng trong tình trạng tương tự. Nông dân đang tự biến mình thành những người thất nghiệp trong tương lai.

Tình trạng mua bán đất canh tác tràn lan ở hầu khắp các xã, huyện giáp ranh TP và những nơi có quy hoạch đô thị ở Hà Tây không phải chính quyền địa phương không biết. Ở đây, không loại trừ yếu tố “tiếp tay” của một số cán bộ xã, thôn, xóm.

Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này, ông Trần Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Vân Canh không dám đưa ra khẳng định nào. Song, ông Vượng thừa nhận là có chuyện xác nhận việc cho, tặng, biếu giữa những người dân với nhau. Bố, mẹ, anh chị em ruột cho, tặng nhau đã là khó, đằng này có những người xa lạ, thậm chí chưa bao giờ gặp nhau cũng cho, tặng, biếu nhau (?!).

Đành rằng, việc, cho, tặng, biếu là quyền của mỗi người, nhưng khi thấy chuyện bất bình thường, thì chính quyền phải có biện pháp ngăn chặn. Nhưng ở đây, chính quyền xã vẫn... nhắm mắt làm ngơ?!

Để lập lại kỷ cương trong việc mua bán đất, trước hết cần xử lý thật nghiêm minh những người vi phạm. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân hiểu, không nên có những hành động không hay để làm cho tình hình thêm phức tạp. Điều quan trong nhất, phải có sự can thiệp, vào cuộc của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp xã, mặc dù đến thời điểm này đã hơi muộn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo