icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

4 di sản đau buồn của ông Bush

Đỗ Chuyên (Theo Le Point)

Đúng như dự đoán, thượng nghị sĩ Barack Obama của Đảng Dân chủ đã trở thành vị tổng thống (TT) da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Báo Pháp Le Monde đã hài hước viết: “Ông Barack Obama tiến vào Nhà Trắng nhờ phần lớn sự giúp đỡ bất đắc dĩ của ông George W. Bush! Sau 8 năm cầm quyền, vị TT thứ 43 của Mỹ đã kết thúc nhiệm kỳ với thành tích phá tất cả các kỷ lục mất lòng dân với tỉ lệ 72% ý kiến không ủng hộ, theo kết quả thăm dò của hãng Gallup/CNN - chỉ có hai vị TT Harry Truman thời kỳ chiến tranh Triều Tiên và Richard Nixon phải từ chức do vụ bê bối Watergate, đạt tỉ lệ tương tự. Các nhà viết sử về Nhà Trắng không chút nghi ngờ ông Bush sẽ giành một vị trí trong bảo tàng những TT tồi tệ nhất của nước Mỹ”.

Bài báo đã liệt kê 4 di sản đau buồn mà ông Bush để lại cho nước Mỹ và vị TT kế nhiệm:

1. Nền kinh tế bên bờ vực suy thoái: Ông Bush đã được mang biệt danh George “Hoover” Bush để ám chỉ vị TT thứ 31 là Herbert Hoover (1929-1933), người đã có đường lối đẩy nhanh kinh tế Mỹ vào cuộc đại suy thoái năm 1929. Trong nhiệm kỳ 2 của ông Bush, nền kinh tế Mỹ đã sa sút vào cuối năm 2008 sau cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp tài chính. Năm 2000 bước vào Nhà Trắng ông đã thừa kế thành quả của thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh trong hai nhiệm kỳ TT của ông Bill Clinton.

Sau sự kiện 11-9-2001, ông Bush đã áp dụng chính sách hạ lãi suất, giảm thuế ồ ạt và chấn chỉnh triệt để thị trường tài chính theo quan điểm tự do của Đảng Cộng hòa từ thời Reagan. Ông làm ngơ trước những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của người tiêu dùng, các xí nghiệp và các tổ chức tài chính ở phố Wall. Chỉ có tương lai mới chứng minh liệu việc ông Bush quay ngoắt 180O trước khi kết thúc nhiệm kỳ TT bằng cách quốc hữu hóa trên thực tế các ngành ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản (bằng biện pháp giải cứu cả gói 700 tỉ USD), có ngăn được sự suy thoái năm 2008 không biến thành cuộc suy thoái thực sự hay không.

2. Cuộc chiến chống khủng bố không có hồi kết: Nhiệm kỳ TT của ông Bush được đánh dấu bằng sự kiện 11-9, cuộc tấn công đầu tiên của kẻ thù trong lịch sử tại lãnh thổ Mỹ. Sự kiện này đã làm lộ rõ những yếu kém về an ninh quốc gia, dẫn đến việc xây dựng một bộ máy chống khủng bố khổng lồ, sự ra đời của Bộ An ninh nội địa, hoạt động mạnh mẽ của các cơ quan tình báo và cuộc đấu tranh chống khủng bố.

“Cuộc chiến chống khủng bố” kéo theo những hệ quả gây sốc mạnh cho người Mỹ, làm hoen ố hình ảnh nước Mỹ trên thế giới, vi phạm liên tục hiến pháp, bộ máy hành pháp lấn át quyền lực của quốc hội và tòa án tối cao do chịu ảnh hưởng của phó TT Dick Cheney.

Cuộc chiến vẫn không chấm dứt được hiểm họa khủng bố Hồi giáo, cũng không ngăn chặn được lực lượng Al-Qaeda củng cố các căn cứ ở biên giới Pakistan - Afghanistan. Đa số các chuyên gia cho rằng cuộc chiến Iraq là một sai lầm chiến lược của chính quyền Bush. Tuy đã lật đổ được chế độ độc tài Saddam Hussein nhưng việc chiếm đóng Iraq đã gây tổn thất cho quân đội Mỹ với hơn 4.000 lính chết trận và 30.000 lính bị thương. Cái giá của sự can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq là 1.000 tỉ USD.

3. Sự cô lập quốc tế chưa từng có: “Chủ nghĩa đơn phương mà ông Bush coi là đường lối chỉ đạo để tấn công Iraq bất chấp sự phản đối tại Liên Hiệp Quốc của đa số các nước đồng minh, các đối tác và tất nhiên cả các đối thủ, đã đẩy nước Mỹ vào thế bị cô lập chưa từng có. Làn sóng chống Mỹ bùng lên khắp thế giới.

Sự tổn thất về ngoại giao của Mỹ còn tăng thêm bởi ông Bush không hợp tác với quốc tế chống sự biến đổi của khí hậu (Nghị định thư Kyoto), cũng không chịu nhượng bộ trong Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu.

Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của vị tân TT là phải hàn gắn tổn thất, khôi phục hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới bị lu mờ do hậu quả của những năm cầm quyền của ông Bush.

4. “Giấc mơ Mỹ” lâm vào khủng hoảng: Sự bất bình đẳng xã hội bị khoét sâu dưới chính quyền Bush với mức độ chưa từng có ở Mỹ từ những năm 20 thế kỷ trước. Từ năm 2000 đến năm 2008, thu nhập của đa số người làm công ăn lương chựng lại, thậm chí giảm sút. Việc hạ mức thuế năm 2001 chủ yếu chỉ làm lợi cho 1% người Mỹ giàu nhất. Tầng lớp trung lưu duy trì mức sống bằng sự vay nợ và kéo dài giờ lao động. Cái giá của bảo hiểm y tế và học phí tăng không ngừng. Những ngày này, cuối nhiệm kỳ của ông Bush, đa số người Mỹ không tin là con em họ sẽ có được một cuộc sống thoải mái hơn cha mẹ và cũng không tin là chúng sẽ thực hiện được “giấc mơ Mỹ”.

Thâm hụt ngân sách liên bang và khoản nợ công bùng nổ trong “kỷ nguyên Bush”. TT Bush đã để lại cho người kế nhiệm khoản thâm hụt ngân sách 1.000 tỉ USD trong năm tài chính 2008-2009 và một khoản nợ có thể vượt quá 10.000 tỉ USD!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo