xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ả Rập Saudi trả giá vì cố giữ thị phần dầu

Thu Hằng

Đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách chưa từng có vì giá dầu giảm kỷ lục và chi phí quân sự tăng cao, Ả Rập Saudi sắp tới có thể phải cắt giảm tiếp chi tiêu và phát hành thêm trái phiếu. Nhận định trên được Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Saudi Ibrahim al-Assaf đưa ra hôm 6-9.

Chỉ vỏn vẹn 1 năm qua, giá dầu đã giảm hơn một nửa, về mức dưới 50 USD/thùng. Không những thế, nền kinh tế lớn nhất Ả Rập đồng thời là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới đang phải duy trì các cuộc không kích hao tiền tốn của để chống lại quân nổi dậy Houthi ở nước láng giềng Yemen.

Cho tới giờ, Ả Rập Saudi vẫn dựa vào nguồn dự trữ tài chính khổng lồ để đối phó thâm hụt ngân sách song ông Assaf khẳng định quốc gia Trung Đông này cần thêm nhiều biện pháp nữa trong thời gian tới.

 

Ả Rập Saudi dự tính thâm hụt ngân sách chính thức trong năm 2015 vào khoảng 39 tỉ USD Ảnh: AP
Ả Rập Saudi dự tính thâm hụt ngân sách chính thức trong năm 2015 vào khoảng 39 tỉ USD Ảnh: AP

 

“Chúng tôi bắt đầu cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết” - ông Assaf nói trên kênh CNBC Ả Rập tại Washington trong khi tháp tùng Quốc vương Salman thăm Mỹ. Dù không cho biết chi tiết kế hoạch cắt giảm nhưng ông Assaf nhấn mạnh chi tiêu cho giáo dục, sức khỏe và cơ sở hạ tầng sẽ không bị ảnh hưởng.

Cũng theo lời bộ trưởng này, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu Hồi giáo để “bù đắp thâm hụt ngân sách” được Quỹ Tiền tệ quốc tế dự đoán có thể lên tới mức 130 tỉ USD trong năm nay.

Báo Telegraph (Anh) ngày 6-9 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho rằng Ả Rập Saudi cũng như các quốc gia khác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thể chịu được mãi “nỗi đau” của giá dầu rẻ và có thể phải từ bỏ chính sách duy trì sản lượng để giữ thị phần trong vài tháng tới.

Cũng theo tiết lộ của ông Dvorkovich, Moscow đã liên tục đàm phán với OPEC nhằm thống nhất “một chính sách hợp lý hơn”. Tuy nhiên, vị chiến lược gia đứng đầu lĩnh vực năng lượng và kinh tế Nga này không mấy lạc quan về khả năng Điện Kremlin phá vỡ được bế tắc để đi đến thỏa thuận với Riyadh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo