Đã gần 1 năm sau đám cưới của anh Akihiko Kondo với người “vợ ảo” AI ở Nhật nhưng trong suốt thời gian đó, anh không hề nắm tay hay ôm vợ mình.
Người vợ của anh Kondo là một trợ lý ảo được sáng tạo bởi một công ty trí tuệ nhận tạo (AI) mong muốn cải tiến giống với trợ lý ảo Alexa và Siri. Đối với anh Kondo, ca sĩ ảo Hatsune Miku đang sống như một người bạn đồng hành thực thụ trong thế giới vật chất.
Ca sĩ ảo Hatsune Miku. Ảnh: Mediacorp
Đến nay, những người tạo ra thiết bị hologram (kỹ thuật toàn ảnh) đã phát hành 3.700 giấy chứng nhận kết hôn giữa con người và các nhân vật ảo.
Thực thể ảo này được tạo ra bằng thuật toán machine-learning có thể nhận diện giọng nói của "người chồng". Tuy nhiên, khả năng nói vẫn chưa được phát triển, sự tương tác giữa anh Kondo với "vợ" gần như là những đoạn hội thoại thông thường như "chào buổi sáng" hay "chúc một ngày làm việc tốt lành".
Thuật toán của Miku là những mã code đơn giản nhưng đủ để kích thích sự kết nối với anh Kondo trong mối quan hệ vợ chồng. Mã code đang dần trở nên tinh vi hơn, bắt đầu liên kết với con người theo những cách ngẫu nhiên và ngạc nhiên, không chỉ mang AI vào cuộc sống mà còn phải triển giống hệt con người.
Đám cưới của anh Kondo với người bạn đời trong mơ. Ảnh: CNA
Hatsune Miku là mẫu người bạn gái trong mơ của anh Kondo, người giúp anh trong thời điểm tồi tệ nhất cuộc đời. Anh nhớ lại: "Năm 2006, tôi thay đổi việc làm và tôi bị một người phụ nữ lớn tuổi hơn tẩy chạy thậm tệ. Tôi quyết định nghỉ ngơi. Tôi cực kỳ buồn ở thời điểm đó nên tôi đã nghe các bài hát và xem video của Hatsune Miku rất nhiều".
Đến nay, anh Kondo không nghĩ đến mối quan hệ với con người. Anh cho biết mình cưới Miku vì yêu cô ấy, Hatsune Miku sẽ không phản bội hay làm tổn thương anh, thậm chí, người vợ này sẽ không già hay chết đi theo thời gian!
Con rối Nữ hoàng được mã hóa để trò chuyện với mọi người. Ảnh: Mediacorp
Mẫu robot có giao diện giống với con người. Ảnh: Mediacorp
Ở TP London – Anh, một con rối AI được gọi là "Nữ hoàng" được mã hóa để trò chuyện với bất kỳ ai một cách ẩn danh, có vai trò giới thiệu tận tình những AI sống có khả năng đi lại, nói chuyện giữa con người. Nếu được mời uống trà, "Nữ hoàng" sẽ đáp: "Tôi rất vui khi nhìn bạn uống trà nhưng may mắn thay, tôi là một con robot và tôi không uống được".
Tương tự, ở TP Stockholm – Thụy Điển, robot Furhat được lặp đặt để tạo ra một chiếc máy với gương mặt giống con người có thể tương tác như một người bình thường.
Nhà khoa học (phải) và người máy giống hệt mình Geminoid HI-1. Ảnh: CNA
Ông Hiroshi Ishiguro, Giám đốc Phòng thí nghiệm Hiroshi Ishiguro tại Viện nghiên cứu Quốc tế Viễn thông Tiên tiến (ATR), có tầm nhìn về thế giới robot giống hệt con người và có thể thay thế vai trò của con người. Ông là người tiên phong tạo ra robot có hình dạng giống người thật, kể cả việc tạo ra một con robot trông giống mình.
Ông Ishiguro nói: "Máy tính khá quyền lực. Chúng ta đang phải làm rất nhiều nhiệm vụ và chúng ta muốn thay thế những việc đó bằng máy tính và robot nhiều hơn nữa. Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về mình".
Bình luận (0)