Cảnh sát Pháp vừa được tăng thẩm quyền xử lý với các đối tượng đe dọa tiềm năng. Ảnh: Reuters
Theo trang tin The Daily Beast, câu trả lời không khó để xác định. Sơ hở khiến những vũ khí chết chóc đó len lỏi vào nước Pháp chính là từ Đông Âu. Đáng buồn là giới chức an ninh Pháp cũng không xa lạ với điều đó nhưng có điều tới nay mọi biện pháp kiểm soát đang tỏ ra chưa thực sự hiệu quả.
Cảnh sát Pháp bắt giữ hơn 1.500 vũ khí trái phép năm 2009 và không dưới 2.700 vũ khí tương tự vào năm 2010. Al Jazeera dẫn thông tin Cơ quan Giám sát Tội phạm Quốc gia có trụ sở tại Paris cho biết con số nói trên vẫn tăng phần trăm ở mức hai con số trong vòng vài năm qua.
Giới chuyên gia cho biết số vũ khí và giới an ninh bắt giữ được thực ra cũng chỉ là phần nổi của tảng băng.
“Thực tế là súng Kalashnikov (hay còn gọi là AK-47) hay thậm chí là súng phóng rocket sẽ đến tay người có nhu cầu với chỉ 300 tới 700 Euros tại một số khu vực ở Liên minh Châu Âu (EU). Thực tế này cho thấy vũ khí không khó tiếp cận đối với các băng nhóm đường phố hay các nhóm cực đoan, dẫn tới những vụ tấn công gây thương vong lớn” – Europol cho biết.
Theo Daily Beast, nhiều loại vũ khí từ Nga đi qua các nước Balkan để vào phần còn lại của châu Âu, trong đó có Pháp. Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí hạng nhẹ ( PDF ) có trụ sở tại Thụy Sỹ cho biết các công ty sản xuất vũ khí của Nga cung cấp cho các nhóm vũ trang trong các cuộc xung đột ở Bosnia, Serbia và Kosovo. Khi các cuộc xung đột này chấm dứt, vào cuối những năm 1990, số vũ khí còn lại, khoảng 6 triệu vũ khí vì không được quản lý chặt chẽ nên trở thành miếng mồi cho những kẻ buôn lậu vũ khí hoành hành. Từ đó, súng ống sớm trở thành mặt hàng “xuất khẩu đen” tại Balkan và châu Âu là thị trường mục tiêu.
“Nhiều loại vũ khí được đưa lậu vào châu Âu xuất phát từ Tây Balkan” – Europol tiết lộ. Có thể kể tới một trường hợp điển hình xảy ra năm 2014 khi cảnh sát Slovakia chặn một xe tải đang tìm cách qua nước này với một lô hàng lớn toàn lựu đạn và súng. Chiếc xe này bị bắt khi đang trong hành trình từ Bosnia và Herzegovina tới Thụy Điển.
Dòng vũ khí vẫn chưa ngừng chảy khi “các nhà buôn” ở Balkan đã “tiêu diệt” gọn kho vũ khí từ thời chiến. Kathie Lynn Austin – một chuyên gia về buôn lậu vũ khí nói với Al Jazeera rằng những kẻ buôn lậu vũ khí sẽ tìm cách tiếp cận với những khẩu Kalashnikovs và AK-47 phiên bản cũ được xả hàng khi Nga nâng cấp loại súng này.
Bình luận (0)