Một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sát sao những diễn biến hiện nay. Chúng tôi có thể hình dung được số lượng binh sĩ Trung Quốc có khả năng được bố trí tại Pakistan”.
Hiện Pakistan đã triển khai 3 lữ đoàn bộ binh độc lập và 2 trung đoàn pháo binh để bảo vệ CPEC. Một lữ đoàn có ít nhất 3 trung đoàn và mỗi trung đoàn có khoảng 1.000 binh lính.
CPEC được xem là tuyến đường quan trọng bởi nó nối cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan - Pakistan đến khu vực Tân Cương - Trung Quốc.
Giai đoạn đầu của CPEC có khả năng được triển khai vào tháng 12-2016 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm, tạo điều kiện cho Trung Quốc trực tiếp tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.
CPEC có khả năng được sử dụng để vận chuyển nhiên liệu và các sản phẩm dầu mỏ từ khu vực vùng Vịnh vào Trung Quốc, đồng thời giúp rút ngắn được khoảng 12.000 km tuyến đường nhập khẩu năng lượng của Bắc Kinh từ Trung Đông.
Trong chuyến thăm Pakistan hồi tháng 4 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thỏa thuận việc xây dựng CPEC và cam kết đầu tư 46 tỉ USD cho dự án này.
Trung Quốc sẽ sớm triển khai binh lính đến Pakistan. Ảnh: Reuters
Điều đáng nói là CPEC có đi qua khu vực Gilgit-Baltistan thuộc sự kiểm soát của Pakistan tại vùng Kashmir đang tranh chấp với Ấn Độ.
New Delhi trước đó đã phản đối sự hiện diện của binh sĩ Trung Quốc tại Gilgit-Baltistan. Các nguồn tin từ New Delhi cũng cho biết có dấu hiệu Islamabad đang tìm cách sáp nhập khu vực này thành tỉnh thứ 5 của họ. Những động thái của Pakistan nhằm thôn tính Gilgit-Baltistan đến nay đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong khu vực và những cuộc trấn áp bạo lực nhằm vào người dân địa phương.
Bình luận (0)