Các nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết kế hoạch trên được New Delhi triển khai cách đây 3 năm nhưng hồi tháng Giêng vừa qua, chính phủ nước này viết thư cho Tel Aviv yêu cầu nhanh chóng giao hàng.
Thông tin trên được tiết lộ vài tuần sau khi Pakistan sử dụng một UAV tự chế để không kích phiến quân trên lãnh thổ mình. Ngoài ra, có thông tin cho biết cả Pakistan và Trung Quốc đều đang phát triển các thế hệ UAV có khả năng chiến đấu cao hơn, khiến Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa.
New Delhi hiện triển khai UAV mua của Israel để giám sát vùng núi Kashmir cũng như đề phòng Bắc Kinh xâm phạm lãnh thổ. Trong tháng này, Chính phủ Ấn Độ phê duyệt dự án mua 10 chiếc UAV Heron TP có thể trang bị vũ khí trị giá 400 triệu USD của Công ty Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) nhằm “thực hiện các nhiệm vụ trên mặt đất”. Bộ Quốc phòng Ấn Độ từ chối bình luận về thương vụ này.
Theo cựu giám đốc Gurmeet Kanwal của Trung tâm Nghiên cứu Địa Chiến tranh (CLWS) ở New Delhi, các UAV Heron TP sẽ giúp không quân Ấn Độ tăng cường khả năng tác chiến sâu trong vùng địch.
Dù Pakistan cho phép UAV Mỹ nhắm mục tiêu vào tổ chức khủng bố al-Qaeda và các phong trào thánh chiến khác ở miền Tây Bắc nước này nhưng họ có thể lập tức bắn hạ UAV của Ấn Độ nếu nhìn thấy chúng xuất hiện trên màn hình radar.
Vì vậy, chuyên gia vũ khí hàng đầu của Pakistan Pervez Hoodbhoy cho hay cả New Delhi và Islamabad đều nhận ra tầm quan trọng của UAV để do thám lãnh thổ đối phương.
Hồi tháng 7, quân đội Pakistan bắn hạ 1 UAV do thám nhỏ của Ấn Độ tại khu vực Kashmir nhưng New Delhi không bình luận thông tin này.
Hiện chỉ mới có Mỹ, Israel và Anh đang sử dụng UAV vũ trang trong chiến đấu. Ngoài ra, 70 quốc gia khác sở hữu UAV có khả năng giám sát.
Trong khi đó, các chuyên gia quân sự cho biết Trung Quốc không có chiến lược công khai về việc phát triển UAV vũ trang nhưng vẫn đang đổ tiền vào hoạt động này. Dù vậy, UAV chiến đấu của Bắc Kinh được đánh giá vẫn còn tụt hậu khá xa so với các đối thủ Israel.
Bình luận (0)