"Người dân xin ăn ngoài đường phố không phải vì họ muốn như vậy mà vì họ bắt buộc phải làm vậy. Xin ăn là cách sinh tồn cuối cùng. Tội phạm hóa xin ăn là một hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề sai lầm và vi phạm các quyền lợi cơ bản của những người dễ bị tổn thương nhất" - quyền chánh án Gita Mittal và thẩm phán Hari Shankar phán quyết.
Họ cũng cho rằng sự hiện diện của người ăn xin là một bằng chứng cho thấy chính quyền địa phương không bảo đảm được những dịch vụ cơ bản nhất cho người dân.
Người ăn xin không còn bị xem là tội phạm ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Dù vậy, tòa nói trên vẫn giữ lại các điều khoản của luật trên nhằm xử phạt những kẻ bắt người khác xin ăn. Theo các nhà hoạt động, hàng chục ngàn trẻ em khắp Ấn Độ bị những kẻ buôn người đánh thuốc, hành hung, bắt xin ăn và giao nộp tiền cho chúng. Ấn Độ không có luật liên bang về chống ăn xin nhưng khoảng 20 bang đã thực thi luật nói trên. Theo đó, người vi phạm có thể bị giam 3-10 năm trong những trại nhốt người ăn xin.
Phán quyết của Tòa Thượng thẩm Delhi là một thắng lợi đối với các nhà hoạt động nhân quyền. Họ cho rằng mô tả về xin ăn được nêu trong đạo luật nói trên là quá rộng và nó cho phép cảnh sát bắt bất cứ người nghèo hoặc vô gia cư nào, kể cả cộng đồng du mục, người biểu diễn trên đường phố và lao động di cư.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2011, Delhi là một trong những bang có nhiều người vô gia cư nhất, với 46.724 người. Các tổ chức nhân quyền khẳng định con số trong thực tế cao hơn gấp 3 lần.
Bình luận (0)