xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Anh điều tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân đến Falklands

H.Bình (Theo FARS, Russia Today)

(NLĐO) – Người đại diện của Argentina tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về giải trừ quân bị, ông Eduardo Zuain, cho biết Anh đã phái tàu ngầm đến khu vực tranh chấp quần đảo Falklands (Argentina gọi là Malvinas)

Phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp diễn ra tại Geneva - Thụy Sĩ hôm 25-2, ông Zuayn nhấn mạnh London tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực Falklands, bao gồm cả “việc đưa tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân vào khu vực phi vũ khí hạt nhân”.
 
Đại diện Argentina cho biết nước này đặc biệt lo ngại London có thể bắt đầu đưa vũ khí hạt nhân vào Nam Đại Tây Dương. Trước đó, Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman nói rằng nước này hy vọng sẽ nắm quyền kiểm soát quần đảo Falklands/Malvinas, hiện do Anh kiểm soát trong vòng 20 năm nữa.
 
img
Đại diện Argentina cho biết nước này đặc biệt lo ngại London có thể bắt đầu đưa
vũ khí hạt nhân vào Nam Đại Tây Dương. Ảnh: ALLVOICES.COM

Quan hệ giữa Anh và Argentina đã trở nên căng thẳng sau khi London cho phép các công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Falklands/Malvinas. Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năng khai thác dầu khí lên tới 400.000 km vuông, Falklands/Malvinas được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng dầu khí khổng lồ.

Cách đây 30 năm, ngày 2-4-1982, Argentina từng cho quân đổ bộ lên Falklands/Malvinas với mong muốn giành lại quần đảo bị Anh chiếm giữ từ năm 1833, song đã thất bại sau cuộc chiến kéo dài 74 ngày. 255 lính Anh và khoảng 650 lính Argentina đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.
 
Năm 1995, hai nước đã ký Tuyên bố chung về về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Falklands/Malvinas. Song Argentina đã chấm dứt hiệu lực của văn bản này vào năm 2007 do Anh đơn phương tổ chức đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí ở đây.

Đến nay, Liên Hiệp Quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, nhưng phía Anh cho rằng không tồn tại tranh chấp nào về chủ quyền tại Falklands/Malvinas.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo