Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là các mảnh vỏ của Trái Đất, "cõng" các lục địa và đại dương. Chúng dịch chuyển nhiều trong thời gian địa chất của hành tinh nhưng hiếm khi có thể nhận thấy trong một thế hệ. Tuy nhiên địa chấn, núi lửa dễ xảy ra hơn ở vùng tiếp giáp các mảng kiến tạo ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong hình ảnh chụp từ tàu vũ trụ Kanopus-B của Roscosmos được tờ Sputnik đăng tải, đứt gãy kiến tạo được thể hiện thông qua hình ảnh chụp khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ trước và sau thảm họa.
Đứt gãy kiến tạo nhìn từ tàu vũ trụ kiêm vệ tinh Kanopus-B của Nga, với ảnh bên trái là trước thảm họa, ảnh phải là sau thảm họa - Ảnh: ROSCOSMOS
Trong khi đó ảnh từ NASA, JAXA (Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản) và Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore chi chít những dấu đỏ và cam thể hiện những điểm bị tàn phá ở các thành phố Turkoglu, Kahramanmaras và Nurdagi (Thổ Nhĩ Kỳ).
Mỗi pixel màu đỏ, cam, vàng thể hiện lần lượt các khu vực 30 m x30 m bị tàn phá hoàn toàn, tàn phá một phần nặng, nhẹ hơn - Ảnh: NASA/JAXA/Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore
Vệ tinh Chauhu-1 của Trung Quốc cũng cho thấy khu vực xung quanh tâm chấn bị tàn phá nặng nề.
Ảnh: Chaohu-1
Một số hình ảnh gây sốc khác:
Sân bay Hatay bị ngập nghiêm trọng - Ảnh: ROSCOSMOS
Vùng Latakia của Syria cũng bị tàn phá - Ảnh: ROSCOSMOS
Bản đồ dịch chuyển bề mặt cho thấy hướng chuyển động của đất (màu đỏ) và trượt ra xa (mũi tên màu xanh) - Ảnh: NASA/JAXA
Vệ tinh khác của Nga là Kanopus-V chụp tỉnh Hatay trước và sau động đất, với nhiều vùng vỡ nát - Ảnh: ROSCOSMOS
Một bản đồ thiệt hại khác ở Turkoglu, Kahramanmaras và Nurdagi - Ảnh: JAXA/Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore
Theo tờ Sputnik, thảm họa động đất kép tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ - Syria vào hôm 6-2 vừa qua là trận mạnh nhất tấn công khu vực từ năm 1939, không chỉ gây tang thương, lũ lụt khắp sân bay lớn Hatay mà còn làm dịch chuyển cả các mảng kiến tạo Trái Đất. Các nhà khoa học ước tính sức mạnh chết chóc của thảm họa bằng 500 quả bom hạt nhân.
Bình luận (0)