Đây cũng là khu vực tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo (ICBM) Hwasong-14 vào ngày 4-7.
Các chuyên gia phân tích của Image Sat International phát hiện quá trình xây dựng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên phóng một ICBM được tuyên bố là có thể gắn "một đầu đạn hạt nhân siêu nặng" để tấn công "lục địa Mỹ".
Theo các chuyên gia của ImageSat, tổ chức đang giám sát chặt chẽ hoạt động quân sự của Triều Tiên, đây là "lần đầu tiên nước này quyết định xây dựng lại một vị trí được dùng trước đó". Được biết, bệ phóng mới chỉ nằm cách bệ phóng cũ khoảng vài mét.
Các bức ảnh, chụp vào ngày 23 và 24-11, còn cho thấy Bình Nhưỡng đang xây dựng một xưởng để máy bay.
Hình ảnh vệ tinh về bệ phóng đang được xây dựng. Ảnh: ImageSat
Căn cứ Panghyon là nơi sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu máy bay chính của Triều Tiên.
Với vụ phóng một ICBM khác vào ngày 29-11 và công trình xây dựng các bệ phóng, Triều Tiên vẫn tiếp tục thách thức sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân.
ICBM "quái vật"
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng hôm 29-11 dường như lớn hơn và mạnh hơn đáng kể so với những phiên bản trước đó, theo đánh giá của các chuyên gia phân tích độc lập.
"Đó là một quái vật"- ông Vipin Narang, Phó Giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ, người chuyên theo dõi năng lực hạt nhân của Triều Tiên, nói. Tên lửa mang tên Hwasong-15 này lớn hơn đang kể so với những phiên bản trước đó của Bình Nhưỡng, tới mức ông Narang cho rằng nó có thể mang vũ khí nhiệt hạch mạnh.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác không chắc lắm về khả năng mang đầu đạn hạt nhân của tên lửa Triều Tiên, cũng như nó có thể vươn xa tới đâu.
Bình luận (0)