Vào những năm 1930,
Theo đài BBC, chủ trương của Carlos Menem, người được bầu làm tổng thống Argentina vào năm 1989, tự do hóa thương mại, tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước và khắc phục tệ quan liêu để thúc đẩy phát triển công nghiệp bước đầu đã không thành công, kèm với những mối lo lắng về các khoản thâm hụt ngân sách. Chính trong thời điểm đó, một quyết định của Domingo Cavallo, lần đầu được giao chức vụ bộ trưởng kinh tế, ấn định tỉ giá đồng peso theo đồng USD đã đem lại ổn định tài chính cho Argentina, và từ 1991 đến 1994, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Argentina đạt mức bình quân 7,7%.
Tuy nhiên, khi nền tài chính đã ổn định, sự bất lực của đồng nội tệ trong việc phản ứng với siêu lạm phát – kết quả của việc gắn kết với đồng USD làm cho nước này mất quyền kiểm soát chính sách tài chính – tỏ ra là một gánh nặng hơn là một lợi ích cho đất nước này.
Ba cuộc khủng hoảng
Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở
Đâu là lối thoát?
Trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang diễn ra, tân Tổng thống Argentina Adolfo Rodriguez Saa đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm khôi phục nền kinh tế nước này với các điểm chính:
- Ngưng trả món nợ 132 tỉ USD nợ công cộng và sử dụng số tiền này để tạo thêm 1 triệu việc làm.
- Đưa ra đồng tiền mới – đồng argentino – nhằm tránh cho đồng peso mất giá hoặc nền kinh tế bị đô-la hóa (cả hai là những đồng tiền hợp pháp tại
- Giảm một nửa lương tối đa của các nhân viên chính phủ xuống còn 3.000 peso/tháng, tương đương lương tổng thống (45 triệu đồng VN).
- Bán một chiếc chuyên cơ của tổng thống cùng nhiều ô tô của chính phủ.
- Ngưng tất cả các kỳ nghỉ hè của mọi thành viên trong bộ máy nhà nước.
- Bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trong các cuộc biểu tình vừa qua.
- Giảm số lượng các bộ trong chính phủ: từ 10 bộ xuống còn 3 bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động.
Bình luận (0)