xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ASEAN ngăn Bắc Kinh xưng bá

Hoàng Phương

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đánh giá: Khối này đã thể hiện sự nhất quán về lập trường (đối với vấn đề biển Đông), đồng thời phát đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết đối thoại hòa bình

Hội nghi Cấp cao ASEAN đã bế mạc hôm 11-5 với tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các vụ tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Giới quan sát nhận định rằng nội dung tuyên bố đã đánh dấu sự thay đổi trong giọng điệu của ASEAN dù một số nước có quan hệ mật thiết về chính trị và kinh tế với Trung Quốc.

Chặn “chính sách ngoại giao chiến hạm”

Phát biểu sau hội nghị, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hài lòng với sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN và tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị. Theo trang tin Rappler, nhà lãnh đạo Philippines nhận định rằng việc tuyên bố kêu gọi việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) là bằng chứng cho thấy văn kiện này vẫn chưa được thực thi trọn vẹn. Theo ông, thực trạng này sẽ dẫn đến việc đẩy nhanh tiến trình hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

ASEAN đã thể hiện tiếng nói cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông Ảnh: ĐỨC TÁM
ASEAN đã thể hiện tiếng nói cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về vấn đề biển Đông Ảnh: ĐỨC TÁM

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cũng cho biết ông hài lòng với các tuyên bố của ASEAN dù không văn kiện nào nêu đích danh Trung Quốc. Ông cho biết: “Chúng tôi đã đoàn kết và thể hiện tính trung tâm. Tình hình biển Đông đã được mô tả đủ rõ trong các tuyên bố này”.

Ngoài ra, hãng tin Kyodo dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên cho biết một số nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ sự lo ngại về những căng thẳng mà Trung Quốc gây ra ở biển Đông tại hội nghị. Một nhà lãnh đạo mô tả việc Bắc Kinh đưa giàn khoan và tàu tới vùng biển Việt Nam là “chính sách gây hấn nguy hiểm”. Riêng Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh ASEAN cần phải chung tay để ngăn chặn “chính sách ngoại giao chiến hạm” (của Trung Quốc). Trước một số nhận định rằng tuyên bố chung của ASEAN chưa đủ mạnh như mong đợi, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tin rằng khối này đã thể hiện sự nhất quán về lập trường (đối với vấn đề biển Đông), đồng thời phát đi “thông điệp mạnh mẽ” về cam kết đối thoại hòa bình.

Liều thuốc thử của Trung Quốc

Trong khi đó, giới học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chỉ trích hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn TTXVN, tướng Daniel Schaeffer - một cựu cố vấn của Bộ Quốc phòng Pháp và là một nhà nghiên cứu về biển Đông có uy tín - cho rằng bằng hành động đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã vượt quá các quyền của mình đồng thời vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. Hành động này cũng là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm biển Đông bằng cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó. Theo ông Schaeffer, trước hành động vi phạm quyền chủ quyền một nước như vậy, nếu cộng đồng quốc tế không làm gì để phản đối âm mưu này, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi bởi những va chạm nhỏ ban đầu sẽ dần dần trở thành sự đã rồi.

Tiến sĩ Gerhard Will, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP), cho rằng hành động trên của Trung Quốc không chỉ khiến Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đặc biệt quan ngại. Theo ông, đó là một sự thụt lùi nghiêm trọng cho những nỗ lực nhằm giảm thiểu xung đột trên biển Đông cũng như việc thực hiện DOC đã được ASEAN và Trung Quốc ký kết. Ngoài ra, trang The Interpreter của Viện Chính sách quốc tế Lowy (Úc) đăng ý kiến của học giả Julian Snelder nói việc Trung Quốc đưa tàu chiến và giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là cách hành xử “hung hăng” và mang động cơ chính trị.

Lý giải về hành động của Trung Quốc, chuyên gia Gregory Poling của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS - Mỹ) nhận định: Trung Quốc muốn gửi thông điệp đến ASEAN rằng nước này vẫn cứ lấn tới trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Bên cạnh đó, theo ông, có thể Trung Quốc cũng muốn khiêu khích Việt Nam, muốn Việt Nam có phản ứng vượt giới hạn. Đó chính là bài mà Bắc Kinh sử dụng lâu nay - dùng các lực lượng phi quân đội nhưng vẫn đầy khiêu khích để đưa các nước vào bẫy.

Mỹ phá mộng bá vương của Trung Quốc

Báo The New York Times nhận định vụ giàn khoan của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ tiếp tục có các hành động đơn phương nhằm tạo ra “chuyện đã rồi” trên biển Đông, đồng thời lợi dụng sự khác biệt trong ASEAN để giảm thiểu áp lực quốc tế. Bên cạnh đó, theo tờ báo, Trung Quốc có thể sẽ soạn thảo một học thuyết Monroe của riêng mình để áp dụng ở châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này, tương tự như những gì Mỹ đã làm với các cường quốc châu Âu ra khỏi Tây bán cầu vào thế kỷ XIX theo học thuyết chính sách ngoại giao của Tổng thống James Monroe (học thuyết Monroe). Tuy nhiên, giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago (Mỹ) cho rằng Washington sẽ nỗ lực hết sức mình để ngăn Bắc Kinh làm bá chủ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo