xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ASEM ủng hộ sáng kiến của Việt Nam

Hoàng Phương

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất ASEM cần xác định phát triển bền vững là nội hàm quan trọng của hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu

Tối 16-10 (giờ Việt Nam), Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 10 (ASEM 10) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị TP Milan - Ý. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham dự hội nghị.

Sau lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo đã tiến hành họp phiên toàn thể thứ nhất về “Thúc đẩy hợp tác kinh tế - tài chính thông qua tăng cường kết nối Á - Âu” và phiên toàn thể thứ hai về “Đối tác Á - Âu ứng phó với các vấn đề toàn cầu trong một thế giới gắn kết”. Phát biểu tại phiên toàn thể thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chỉ trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, nhân loại phải ứng phó với nhiều thách thức toàn cầu gay gắt, phức tạp hơn bao giờ hết.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại với Diễn đàn Doanh nghiệp Á - ÂuẢnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại với Diễn đàn Doanh nghiệp Á - ÂuẢnh: TTXVN

 

Do đó, Thủ tướng đề xuất để phối hợp hành động đóng góp vào những nỗ lực chung toàn cầu, ASEM cần xác định phát triển bền vững là nội hàm quan trọng của hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó con người phải là mục tiêu và là trung tâm. ASEM cũng cần có tư duy phát triển mang tầm toàn cầu và cách tiếp cận liên ngành, đổi mới và sáng tạo về an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng…; đồng thời cần đẩy mạnh nỗ lực chung về phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phục hồi sau thảm họa.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao sự ủng hộ của các thành viên đối với 3 sáng kiến mới của Việt Nam tại Hội nghị ASEM 10 về “Hội thảo ASEM về quản lý bền vững nguồn nước nhằm bảo đảm an ninh lương thực”, “Tuần lễ thanh niên ASEM: Hành động mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết thách thức về không đói nghèo” và “Hội nghị về kỹ năng xanh hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững”.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện Việt Nam, nước điều phối quan hệ ASEAN - Liên minh châu Âu (EU), đã đồng chủ trì cuộc họp cấp cao không chính thức ASEAN - EU cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso. Tại cuộc họp, hai bên đã đề ra những định hướng lớn nhằm nâng tầm và thúc đẩy quan hệ đối thoại ASEAN - EU cũng như trao đổi về tình hình khu vực và thế giới cùng quan tâm.

Về tình hình biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải, tự do hàng hải; tuân thủ luật pháp quốc tế, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp và nguyên tắc không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Cũng trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại phiên Đối thoại với Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu.  Ngoài ra, tại cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên duy trì gặp gỡ và tiếp xúc cấp cao để tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực.

Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đề nghị hai bên kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng có cuộc gặp và trao đổi ý kiến về phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể làm sâu sắc hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung cấp ODA ở mức cao cũng như tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp trên biển. 

 

Tổng thống Putin là tâm điểm ASEM

Đề tài chủ yếu của ASEM, diễn ra tại Milan - Ý trong hai ngày 16 và 17-10, là cổ vũ hợp tác kinh tế giữa 53 quốc gia tham dự. Đây là dịp quan trọng để các quốc gia 2 châu lục thảo luận những vấn đề cấp bách như sự trì trệ kinh tế và tình trạng thất nghiệp ở một số nước châu Âu. Ngoài ra, hội nghị chính thức công nhận Kazakhstan và Croatia là thành viên.

Tuy nhiên, trang tin The Local (Ý) nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin mới là tâm điểm tại ASEM lần này. Điện Kremlin cho biết ngày 17-10, ông Putin sẽ hội đàm trực tiếp cùng người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko với sự có mặt của các nhà lãnh đạo Ý, Đức, Pháp, Anh cũng như các quan chức hàng đầu EU. Ngoài cách giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, các bên còn thảo luận về hợp tác kinh tế giữa Nga, châu Âu và Ukraine.

Theo trang tin Zn.ua, Tổng thống Poroshenko cho biết ông và Tổng thống Putin sẽ bàn về việc áp dụng kế hoạch hòa bình ở miền Đông Ukraine, chế độ ngừng bắn và kiểm tra việc thực hiện thỏa thuận Minsk - được ký kết ngày 5-9. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy những bước đi cụ thể thay vì chỉ tuyên bố chung chung”. Trước đây, có tin Ukraine, Nga và EU có thể thương lượng về khí đốt bên lề ASEM.

Trước khi gặp tổng thống Nga tại ASEM, ông Poroshenko đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 15-10 và nhất trí rằng ASEM là dịp thuận lợi để gây áp lực buộc Moscow tuân thủ thỏa thuận Minsk. Trong cuộc họp video cùng ngày, các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Ý, Anh, Đức bày tỏ hy vọng cuộc gặp giữa 2 tổng thống Nga và Ukraine sẽ đạt được tiến triển về cách giải quyết tình hình ở Đông Ukraine. Các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn, rút quân, thả tù binh, kiểm soát biên giới dưới sự giám sát của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE).

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Pilitika của Serbia, Tổng thống Putin tuyên bố toan tính gây sức ép đối với Nga bằng lệnh trừng phạt có thể gây khó khăn cho việc tìm lối thoát ở Ukraine. Ông cũng đánh giá ý định cô lập Nga chỉ là ảo tưởng.

Lục San

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo