xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ Triều Tiên chết bí ẩn tại nước ngoài

P.Nghĩa (Theo The Washington Post)

(NLĐO) - Hai bác sĩ người Triều Tiên làm việc tại Campuchia tử vong cuối tuần qua sau khi lên cơn đau tim không rõ nguyên nhân. Trước đó, hàng loạt bác sĩ Triều Tiên tại Nigeria và Libya lần lượt thiệt mạng và bị bắt cóc…

Theo tờ The Phnom Penh Post, cảnh sát địa phương được gọi đến một địa điểm ở quận Tuol Kork, thủ đô Phnom Penh tối 2-1 (giờ địa phương). Đây là phòng khám tư nhân của 2 bác sĩ Triều Tiên An Hyong Chan (56 tuổi) và Chol Ri Mun (50 tuổi).

Tại hiện trường, hơn 10 công dân Triều Tiên khác cũng có mặt và thái độ của họ không mấy thân thiện. Cảnh sát trưởng Khan Khun Tith cho biết báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy các nạn nhân đều chết vì một cơn đau tim.

Hai ông An và Chol đã uống rất nhiều rượu và nhiệt độ cơ thể của họ lên tới 40 độ C khi được 2 bà vợ - cũng là bác sĩ – tìm thấy. “Nhịp tim họ đập rất bất thường nên chúng tôi tiêm thuốc và huyết thanh để giải độc nhưng 1 giờ sau, họ lên cơn đau tim và qua đời” – một trong hai người phụ nữ nói.

Lúc phóng viên của tờ Phnom Penh Post đến phòng khám, 4 người đàn ông Triều Tiên từ chối phỏng vấn và yêu cầu họ rời khỏi.

 

Chế độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là thu lợi lớn từ xuất khẩu lao động. Ảnh: Reuters
Chế độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là thu lợi lớn từ xuất khẩu lao động. Ảnh: Reuters

 

Hồi năm 2013, 3 bác sĩ Triều Tiên thiệt mạng – trong đó có 1 người bị chặt đầu. Những kẻ đứng sau các vụ giết người là phong trào Hồi giáo Boko Haram. Sau đó, hồi tháng 5-2014, một bác sĩ Triều Tiên và vợ ông này bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc ở Libya.

Ở Campuchia, các bác sĩ Triều Tiên thường làm việc tại các phòng khám ở Phnom Penh và Siem Reap, gần khu du lịch Angkor Wat nổi tiếng. Họ nằm trong số các công dân Triều Tiên được chính phủ đưa ra nước ngoài.

Chế độ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là thu được khoản tiền không nhỏ từ xuất khẩu lao động. Các nhà máy dệt may ở Trung Quốc, nơi khai thác gỗ ở Nga, mỏ khoáng sản ở khu vực Đông Nam Á, đều có công nhân Triều Tiên làm việc và họ được giữ lại 1/3 thu nhập, số tiền còn lại chuyển về nước. Dù sao tiền làm công ở nước ngoài vẫn cao hơn lương bổng nhận được ở Triều Tiên, theo tờ The Washington Post.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo