xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bánh mì, tự do và công bằng

TƯỜNG MINH

Nội tình Ai Cập phơi bày sự chia rẽ sâu sắc 2 năm sau khi Hosni Mubarak bị phế truất. Mới đây nhất, hôm thứ bảy, những người chống đối ẩu đả với cảnh sát ở Cairo và quân đội đã được triển khai ở TP Suez sau khi 9 người bị bắn chết trong những cuộc xuống đường trên cả nước chống Tổng thống Mohamed Morsi.

Sau một ngày đụng độ hôm thứ sáu tuần này, căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt trong lúc một phiên tòa hôm thứ bảy được chờ đợi sẽ ra phán quyết về một vụ kiện chống những nghi can bị cáo buộc dính líu đến một vụ thảm họa ở sân vận động khiến 74 người chết. Những người chống đối hăm thổi bùng bạo lực nếu quan tòa không mang lại công lý.

Tám người, kể cả một cảnh sát, đã bị bắn chết ở Suez, phía Đông thủ đô Cairo và một người khác trúng đạn tử vong sau đó một ngày ở Ismailia, thành phố trên kênh đào Suez, khi cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông thanh niên ném đá về phía họ. Ngoài 9 người chết còn có 456 người bị thương trên cả nước.

Đám lửa bất ổn như được đổ thêm dầu bởi sự giận dữ của dân chúng ném vào Tổng thống Morsi và những đồng minh Hồi giáo của ông vì điều mà họ xem là sự phản bội cuộc cách mạng được châm ngòi ngày 25-1-2011. Mahmoud Suleiman, 22 tuổi, ở Quảng trường Tahrir, gần nơi đám thanh niên vẫn giận dữ ném đá vào cảnh sát, than phiền với hãng tin Reuters: “Chúng tôi muốn thay tổng thống và chính phủ. Chúng tôi mệt mỏi vì chế độ này. Chẳng có gì thay đổi cả”.

Những cuộc phản kháng và bạo động đã dẫn đến chia rẽ giữa người Hồi giáo và các đối thủ thế tục của họ. Sự phân ly này đang cản trở ông Morsi, người được bầu làm tổng thống hồi tháng 6 năm ngoái, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế đang lao đao giữa cơn bão suy thoái.
 
Những người chống đối cáo buộc Morsi và các đồng minh Hồi giáo của ông cưỡng đoạt cuộc cách mạng của Ai Cập vốn đặt dấu chấm hết đối với chế độ chuyên quyền kéo dài 30 năm của Hosni Mubarak. Ngược lại, những người ủng hộ Morsi cho rằng giới chỉ trích đang lờ đi những nguyên tắc dân chủ sau khi các cuộc bầu cử đưa những người Hồi giáo đến đỉnh cao quyền lực.

“Các cuộc phản kháng sẽ còn tiếp tục chừng nào mọi đòi hỏi của cuộc cách mạng - bánh mì, tự do và công bằng xã hội - chưa được đáp ứng”, Ahmed Salama, 28 tuổi, một người chống đối có mặt ở Quảng trường Tahrir, nói như gào lên.

Trong một tuyên bố phản hồi đối với vụ bạo động hôm thứ sáu, ông Morsi nói rõ chính quyền sẽ không chần chừ trong việc truy bắt những tên tội phạm và đưa ra trước công lý. Mặt khác, ông cũng đòi hỏi người dân tôn trọng các nguyên tắc của cuộc cách mạng bằng cách bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy ở Tunisia, cuộc cách mạng Ai Cập đến lượt nó lại khích lệ phong trào phản kháng khắp thế giới Ả Rập, dẫn đến những cuộc bạo động đẫm máu trên đường phố hoặc rơi vào nội chiến thảm khốc chưa thấy đường ra như ở Syria.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo