Nghị sĩ Antonio Garcia... hiên ngang "cuổng trời" phát biểu trước Quốc hội Mexico
Quốc hội Mexico đã đưa vấn đề cải cách năng lượng ra tranh luận trong cuộc họp. Theo đó, chính phủ sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngành công nghiệp dầu khí, vốn do tập đoàn Petroleos Mexicanos (Pemex) trong nước độc quyền từ năm 1938.
Phát biểu tại cuộc họp, nghị sĩ Antonio Garcia tức giận cho biết dự luật kể trên của Quốc hội không khác gì hành động “cướp bóc tài nguyên của dân tộc” dâng cho người ngoài.
Tuy nhiên nỗ lực… “cuổng trời” của nghị sĩ Antonio Garcia không mang lại kết quả như ông mong muốn.
Cuộc bỏ phiếu thông qua với 353 phiếu thuận và 134 phiếu chống, giúp chính phủ Mexico đạt được hợp đồng cấp phép thăm dò và khoan dầu khí cho các công ty tư nhân trong và ngoài nước, đồng thời phá bỏ quy định cấm các tổ chức nước ngoài tham gia vào lĩnh vực năng lượng của Hiến pháp hiện tại.
Các nhà lập pháp cánh tả đã phản đối kịch liệt quyết định của Quốc hội. Họ lo sợ các công ty đa quốc gia, đặc biệt là từ nước Mỹ sẽ tìm lại vị trí thống trị về dầu mỏ tại Mexico giống như hồi trước năm 1938. Hiện Mexico vẫn là một trong 5 nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất cho Mỹ với số lượng ước tính đạt 1 triệu thùng mỗi ngày.
Ngoài vụ gây rối của nghị sĩ Antonio Garcia, trong phiên họp còn có thêm nghị sĩ Karen Quiroga thuộc phe cánh tả và Landy Berzunza của Đảng Thể chế Cách mạng xảy ra ẩu đả. Hậu quả là ông Berzunza phải nhập viện vì trầy xước võng mạc.
Được biết, trong khi sản lượng dầu thô xuất khẩu của Mexico tăng lên, nhất là ở thị trường Mỹ và Canada thì hoạt động sản xuất dầu thô của nước này lại giảm 25 % kể từ năm 2004, mặc dù nhà nước đã tăng nguồn vốn đầu tư. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến Tổng thống Enrique Pena Nieto đề xuất dự luật cải cách nhằm cứu vãn tình hình ảm đạm của ngành công nghiệp năng lượng trong nước.
Bình luận (0)