xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất đồng về mục tiêu giảm khí thải

LỤC SAN

Các quốc gia đang phát triển yêu cầu các quốc gia giàu có hành động nhiều hơn để cắt giảm khí thải

Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác như Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã lên tiếng bác bỏ các mục tiêu then chốt để đạt được một thỏa thuận về khí hậu. Đó là: Giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050, đặt mốc năm 2020 là thời hạn chót cho mức khí thải cao nhất toàn thế giới, theo đó, khống chế mức nóng lên toàn cầu tối đa là 20C, cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp. Đáng chú ý là sự việc này xảy ra chỉ mấy ngày trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen, Đan Mạch (từ ngày 7 đến 18-12).


Đồng thời các quốc gia đang phát triển yêu cầu các quốc gia giàu có hành động nhiều hơn để cắt giảm khí thải của riêng mình trước khi đồng ý với các mục tiêu về khí thải toàn cầu. Bốn quốc gia nói trên cũng đã vạch ra giới hạn đỏ mà họ sẽ chấp nhận.


Theo hãng tin Reuters, ông Alf Wills, nhà đàm phán về khí hậu của Nam Phi, khẳng định: “Chúng tôi không thể đồng ý với mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2050, bởi vì điều đó hàm ý rằng việc cắt giảm lượng khí thải còn lại chắc hẳn sẽ do các quốc gia đang phát triển thực hiện”. Theo ông, mức cắt giảm khí thải do các quốc gia giàu có đề xuất thấp hơn nhiều so với mức mà các nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc đề nghị.

img
Dân cư Carlisle, bang Massachusetts (Mỹ) đã đề xuất mức cắt giảm khí thải là 80% vào năm 2050. Ảnh: CARLISLE CLIMATE ACTION


Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển chỉ ra rằng sau hai thế kỷ công nghiệp hóa và sử dụng các loại nhiên liệu cổ lỗ, các quốc gia phát triển là đối tượng đáng lên án nhất vì đã tạo ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển hiện nay.


Trong khi đó, tuần trước, Trung Quốc và Mỹ đều đã bày tỏ hy vọng rằng Hội nghị Copenhagen có thể đi đến nhất trí các mục tiêu giảm lượng khí thải đối với các quốc gia riêng biệt và đưa ra các đề xuất cho năm 2020.

Nội các Nepal họp ở độ cao 5.262 m

Các bộ trưởng Nepal hôm 3-12 đã đến Lukla, một trong những thị trấn chính ở vùng núi Everest, để chuẩn bị dự một cuộc họp nội các ở độ cao 5.262 m trong nỗ lực thu hút sự chú ý đối với những tác động của tình trạng toàn cầu ấm dần lên trên dãy Himalaya.

Các bộ trưởng sẽ ở Lukla, nằm ở độ cao 2.800 m, để thích nghi với khí hậu trước khi trải qua các cuộc kiểm tra để bảo đảm họ đủ sức khỏe dự cuộc họp diễn ra trong ngày 4-12. Tại cuộc họp chỉ kéo dài 20 phút này, các bộ trưởng sẽ thảo luận về bài diễn văn mà Thủ tướng Madhav Kumar Nepal sắp đọc tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu diễn ra trong tháng 12 ở Copenhagen (Đan Mạch).

img
Nhân viên an ninh làm nhiệm vụ tại thị trấn Lukla, nơi các bộ trưởng Nepal tập trung để chuẩn bị dự một cuộc họp nội các ở độ cao 5.262 m trong ngày 4-12. Ảnh: AFP


Dù chào đón sự kiện này, một số người dân ở thị trấn Lukla cho rằng chính phủ chưa nỗ lực giúp các cộng đồng miền núi đối phó với tác động của sự biến đổi khí hậu. Hãng tin AFP dẫn lời các nhà khoa học cho biết các sông băng trên dãy Himalaya đang tan chảy ở tốc độ đáng báo động, tạo ra những hồ băng khổng lồ, có nguy cơ bị vỡ và tàn phá những cộng đồng miền núi ở hạ lưu.

Họ cũng cảnh báo rằng những sông băng nói trên có thể biến mất trong vòng vài thập kỷ tới, mang lại hạn hán cho nhiều vùng ở châu Á. Khoảng 1,3 tỉ người đang phụ thuộc vào những dòng sông bắt nguồn từ dãy Himalaya.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo