Hội chứng nói giọng nước ngoài: Những người mắc bệnh này đột nhiên nói tiếng mẹ đẻ với giọng người nước ngoài, nhiều khi là nước mà họ chưa từng đặt chân tới. Trường hợp được biết đến nhiều nhất là một phụ nữ Na Uy nói giọng Đức. Căn bệnh này xuất hiện sau khi bà bị trúng một mảnh đạn pháo năm 1941. Chuyện này khiến bà suýt chết vị bị hàng xóm nghi ngờ là gián điệp của Đức.
Trên thế giới chỉ có khoảng một chục trường hợp y như bà Na Uy nói trên. Nguyên nhân là não bị tổn thương ở vùng điều khiển giọng nói làm thay đổi tốc độ nhấn giọng và phát âm.
Hội chứng “bàn tay lạ”: Những người từng xem phim Mỹ Bác sĩ Strangelove chắc còn nhớ cảnh một nhân vật trong phim luôn làm động tác chào Hitler một cách vô thức với bàn tay phải. Trong thực tế đã có hơn 10 người mắc phải bệnh lạ này trên thế giới.
Một bệnh nhân mắc hội chứng Capgras đang được chữa trị |
Họ không làm chủ được một bàn tay của mình bởi lý do trục trặc về giao tiếp giữa hai bán cầu não. “Bàn tay lạ” có thể làm ngược lại bàn tay lành mạnh. Ví dụ khi cởi nút áo, một bàn tay của người bệnh cài nút trong khi bàn tay bên kia làm động tác cởi nút. Hoặc “bàn tay lạ” dụi tắt điếu thuốc lá mà bàn tay kia vừa châm lửa đốt. Không thấy nói có cách nào chữa trị bệnh này hay không.
Hội chứng Capgras: Căn bệnh này mang tên một bác sĩ tâm thần người Pháp tên Joseph Capgras (1873-1950). Lần đầu tiên nó được bác sĩ Capgras mô tả vào năm 1923. Người mắc bệnh này luôn nghĩ rằng một người bạn thân hoặc người thân trong nhà là một tên lừa đảo. Theo bác sĩ Capgras, bệnh này do rối loạn vùng não nhận diện khuôn mặt và ghi nhận cảm xúc.
Khoảng 1/3 bệnh nhân tâm thần mắc hội chứng lạ này. Cũng có một căn bệnh khác gần giống như vậy gọi là hội chứng Cotard. Người mắc bệnh này luôn cho mình đã chết rồi, cơ thể đang thối rữa hoặc không hề có mặt trên dương trần này. Hội chứng này, trong một số trường hợp, có thể chữa có kết quả bằng thuốc chống trầm cảm và chạy điện.
Bình luận (0)