Việc ký kết VFA sẽ cho phép máy bay quân sự, tàu hải quân Nhật sử dụng căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu, nhận nguồn cung cấp hậu cần để mở rộng phạm vi hoạt động tại biển Đông. Nhật Bản hiện cân nhắc tham gia tuần tra biển Đông cùng Mỹ nhằm đáp trả hành động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết một tàu cá Philippines thông báo việc bị tàu hải quân Trung Quốc bắn cảnh cáo khi đang đánh bắt gần bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Thông tin này vẫn đang được kiểm chứng.
Hai tàu khu trục Nhật Bản cập cảng ở thủ đô Manila - Philippines ngày 9-5 Ảnh: EPA
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng bài của một nhà bình luận tên Tăng Kim Nhuận với nội dung cảnh báo Úc sẽ phải trả giá đắt vì dám đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở biển Đông. “Nếu một máy bay quân sự của Úc xuất hiện trong khu vực như nước này lên kế hoạch, Trung Quốc nên bắt chước Nga xử lý cứng rắn và điều máy bay để xua nó đi chỗ khác. Không xua được thì cứ bắn hạ” - tác giả viết.
Tham vọng độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh tiếp tục lộ rõ khi báo The Borneo Post (Malaysia) hôm 3-6 đưa tin một tàu tuần tra của cảnh sát biển Trung Quốc vừa bị phát hiện xâm phạm vùng biển quanh bãi cạn Luconia. Bãi cạn này hiện do Malaysia quản lý nhưng đang bị Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền. Giới chức Malaysia cho biết đã điều tàu đến vùng biển nói trên để bảo vệ chủ quyền.
Thái độ hung hăng của Trung Quốc còn thể hiện ở tuyên bố phản đối Ấn Độ thăm dò dầu khí trên biển Đông gần đây. Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng Trung Quốc cố tình gây sự trên biển Đông để dư luận trong nước quên đi thực trạng kinh tế giảm tăng trưởng, nợ công tăng cao…
Bình luận (0)