• Kịch bản thứ nhất: Quân đội Libya sụp đổ hoặc đầu hàng, còn quân nổi dậy giành chiến thắng. Như vậy, có thể nói Mỹ và liên quân đã cứu quân nổi dậy từ vực thẳm khi mà lực lượng này đã bị ông Gaddafi dồn về Benghazi, căn cứ cuối cùng.
Đến nay, quân nổi dậy từng bước phản công thắng lợi, khiến phần lớn các tướng lĩnh quân đội Libya lo sợ sẽ bị đánh đổ cùng với ông Gaddafi. Do đó, họ đào ngũ hoặc tham gia lực lượng chống chính phủ.
Đại tá Gaddafi lên ngôi tổng thống năm 1970. Ảnh: AFP
Vấn đề duy nhất với kịch bản này là quân đội Libya không phải là một tập hợp đoàn kết. Mỗi lực lượng tinh nhuệ của quân đội lại nằm dưới tay một người con trai của ông Gaddafi. Nếu một vài người trong số đó tử trận, cục diện quân đội nước này thật khó đoán!
• Kịch bản thứ hai: Áp lực của liên quân đẩy được ông Gaddafi ra đi. Đây là kịch bản Mỹ ưa chuộng nhất và tỏ ra hứa hẹn vì trước đây, sự cô lập cũng từng hạ bệ ông Saddam Hussen ở Iraq.
Tuy nhiên, khác với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, ông Gaddafi và các con trai của ông vẫn quyết chiến tới cùng vì cho rằng họ chỉ có hai còn đường: hoặc giành chiến thắng hoặc bị tiêu diệt.
Tàu chiến của Mỹ và Libya đụng độ trên vịnh Sidra năm 1986. Ảnh: AP
• Kịch bản thứ ba: Libya sẽ bị chia cắt làm hai, rơi vào cục diện bế tắc kéo dài. Thật ra, chiến dịch quân sự của Mỹ và liên quân gây ra đã chia cắt Libya, quân nổi dậy kiểm soát phần lớn lãnh thổ phía đông, còn ông Gaddafi bám trụ ở phía tây. Tại Libya có thể diễn ra một cuộc nội chiến khốc liệt hoặc một cuộc chiến tranh lạnh.
Nếu xuất hiện tình hình này, Mỹ, phương Tây và đồng minh Ả Rập sẽ đối mặt với hàng loạt khó khăn. Liệu Mỹ và đồng minh có tiếp tục bảo vệ Benghazi và các khu vực do quân nổi dậy chiếm giữ một cách vô thời hạn với chi phí quá cao? Họ có sẵn sàng viện trợ lâu dài cho dân tị nạn Libya? Hoặc họ sẽ vũ trang và huấn luyện quân nổi dậy, một động thái vượt xa Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc?
Libya trở thành nghi phạm số một trong vụ nổ máy bay trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988. Ảnh: AP
• Kịch bản thứ tư: Đại tá Gaddafi cùng các con ngồi chờ phương Tây mệt mỏi, đợi đến lúc thế giới quên mất Libya sẽ đột ngột tiêu diệt quân nổi dậy. Nên nhớ rằng ông Saddam Hussen từng sống sót suốt 10 năm sau khi Liên Hiệp Quốc ban hành một vùng cấm bay tương tự.
Năm nay, ông Gaddafi 68 tuổi, thống trị Libya gần 42 năm, tồn tại qua 7 đời tổng thống Mỹ. Khi ông lên nắm quyền, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama mới học cấp ba. Có thể nói, vốn liếng lớn nhất của ông Gaddafi không phải là quân đội, hay dầu mỏ, mà là sự kiên nhẫn chờ thời.
Vốn liếng lớn nhất của ông Gaddafi, theo Wall Street, là sự kiên nhẫn chờ thời. Ảnh: AP
Bình luận (0)