Ngày 20-4 là kỷ niệm hai năm sự cố giàn khoan dầu Deepwater Horizon tại giếng dầu Macondo bị nổ khiến 11 người thiệt mạng và 4,1 triệu thùng dầu bị tràn gây nạn thủy triều đen chưa từng có trong lịch sử Mỹ.
Giàn khoan dầu bị cháy tại Vịnh Mexico hồi năm 2010 - Ảnh CSMonitor
Chi tiết của thỏa thuận được đề cập trong tài liệu dày hàng trăm trang, nêu những ý đồng thuận hồi tháng 3; nhưng cũng có nhiều phản ứng khác, cho thấy có một số cá nhân hoặc doanh nghiệp chưa đồng ý thỏa thuận nói trên.
Giám đốc Điều hành Bob Dudley tuyên bố: “BP cam kết trợ giúp những nỗ lực phục hồi môi trường và kinh tế ở bờ biển vùng vịnh. Thỏa thuận này cung cấp bộ khung hành động để chúng tôi tiếp tục thực hiện lời hứa, mang đến cho người thiệt hại sự bù đắp đầy đủ và công bằng và không cần chờ đợi tiến trình xét xử lâu dài”.
Văn kiện ở tòa án cho thấy, tổng cộng có 109.000 người là chủ sở hữu khách sạn, nhà hàng, người nuôi hải sản, ngành kinh doanh khác và cá nhân bị thiệt hại về tài sản, kinh tế, sức khỏe… có đủ tư cách pháp lý đòi BP bồi thường do sự cố tràn dầu. Trong số này đã có 16.000 người gửi đơn khiếu kiện.
Mặt khác, BP còn đối diện với các khoản yêu cầu bồi thường trị giá hàng chục tỉ USD từ chính quyền Mỹ và các đối tác trong công nghiệp khai thác dầu. Riêng việc vi phạm điều khoản làm sạch nước trong đạo luật liên bang Mỹ đã khiến BP tốn 17,6 tỉ USD.
Cho đến nay BP đã phải trả 37,2 tỉ USD chi phí liên quan đến thảm họa này.
Bình luận (0)