xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bức ảnh ám ảnh thế giới "Em bé Napalm" đến Hà Nội

T. Hằng

(NLĐO)- Những tác phẩm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam được coi là di sản ảnh vĩ đại nhất của thế kỷ 20 sẽ xuất hiện trong cuộc triển lãm của hãng Thông tấn AP vào tháng tới tại Hà Nội.

Triển lãm ảnh sẽ được mở cửa (vào miễn phí) ngày 12-6 tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây sẽ trưng bày các bức ảnh được lấy ra từ cuốn sách ảnh của AP được hoan nghênh rộng rãi “Việt Nam - Cận Cảnh Cuộc Chiến”.

Để đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hơn 40 năm trước, hãng Thông tấn AP đã cử một đội ngũ phóng viên ảnh xuất sắc tới văn phòng Sài Gòn. Hơn 50 bức ảnh trong bộ sưu tập đồ sộ hấp dẫn từ thời kỳ đó sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm để kể lại câu chuyện về con người phía sau cuộc chiến.

Từ bức ảnh kinh hoàng của Malcolm Browne chụp một nhà sư tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến bức ảnh nổi tiếng của Nick Út chụp cô bé 9 tuổi bị cháy sém, không quần áo chạy khỏi một cuộc tấn công bằng bom napalm, những bức ảnh được chọn lọc này ghi lại những trải nghiệm và bi kịch người dân phải chịu đựng trong chiến tranh. Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày các bức ảnh nổi tiếng khác của Horst Faas và Henri Huet, cũng là những phóng viên ảnh kỳ cựu của AP.

Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8-6-1972. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) đã cởi quần áo bị cháy trong khi chạy. Những trẻ em khác (từ trái) là anh của cô Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước và anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Tung. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.

Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8-6-1972. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) đã cởi quần áo bị cháy trong khi chạy. Những trẻ em khác (từ trái) là anh của cô Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước và anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Tung. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.

 

Máy bay trực thăng Mỹ bay phía trên bắn súng máy vào các hàng cây yểm trợ cho lính bộ binh Nam Việt Nam khi họ tấn công quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách Tây Ninh 28 km về phía Bắc, gần biên giới Campuchia tháng 3-1965. Ảnh: Horst Faas – Hãng thông tấn AP

Máy bay trực thăng Mỹ bay phía trên bắn súng máy vào các hàng cây yểm trợ cho lính bộ binh Nam Việt Nam khi họ tấn công quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách Tây Ninh 28 km về phía Bắc, gần biên giới Campuchia tháng 3-1965. Ảnh: Horst Faas – Hãng thông tấn AP

 

Vài ngày trước ngày khai trương triển lãm ảnh, phóng viên ảnh Nick Út sẽ về thăm lại nơi ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng đó ngày 8-6-1972 gần Trảng Bàng, sát Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn trước đây). Nick Út sẽ ghi lại chuyến thăm qua tài khoản Instagram của AP Images để kể lại những gì ông nhìn thấy và cảm nhận trong những giây phút chụp bức ảnh đó và góc nhìn của ông 40 năm sau.

AP đã đoạt 6 giải Pulitzer cho việc đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, 4 trong số đó cho thể loại ảnh bao gồm cả giải của phóng viên ảnh Nick Út năm 1973.

 

Phóng viên ảnh Nick Út. Ảnh: AP

Phóng viên ảnh Nick Út. Ảnh: AP

 

“Trong suốt lịch sử gần 170 năm của mình, AP luôn giữ một sứ mạng duy nhất là: Thông tin cho thế giới. Các phóng viên của chúng tôi nỗ lực hàng ngày để đưa tin về các sự kiện diễn ra trên thế giới với sự chính xác, khách quan và trung thực” - Ông Gary Pruitt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của AP nói. “Việc đưa tin của AP trong những năm chiến tranh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sự thật của cuộc chiến tới nhân dân Mỹ. Chúng tôi vinh dự được chia sẻ với nhân dân Việt Nam những bức ảnh hấp dẫn này.”

Cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 26-6-2015. Các cuộc triển lãm ảnh tương tự với những bức ảnh được lấy từ cuốn sách ảnh “Việt Nam: Cận Cảnh Cuộc Chiến” đã được tổ chức tại Phòng tranh Steven Kasher ở New York và trụ sở chính của báo Guardian ở London.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo