xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng nổ xu hướng đánh thuế kỹ thuật số

Phạm Nghĩa

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng với các nền tảng thương mại điện tử của Indonesia đang đối mặt viễn cảnh bị áp thuế trong bối cảnh nền kinh tế số của đất nước đang ngày càng phát triển.

Báo South China Morning Post hôm 18-3 cho biết Cơ quan Thuế vụ Indonesia dự kiến công bố kế hoạch đánh thuế thương mại điện tử vào tháng tới. Kế hoạch bắt đầu từ công đoạn lập số nhận dạng (ID) người nộp thuế đến từ các SME bán sản phẩm và dịch vụ trên chợ trực tuyến. Nhiệm vụ ghi lại các số ID này sẽ do một số nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại Indonesia - gồm hai Công ty Bukalapak và Tokopedia (được Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc hậu thuẫn) - phụ trách.

Theo quy định của Bộ Tài chính Indonesia ban hành cuối năm ngoái, người bán hàng trực tuyến phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% cũng như thuế hàng hóa xa xỉ - có thể lên đến 200% đối với một số mặt hàng nhất định. Cơ quan Thuế vụ Indonesia cho biết các SME có doanh thu trực tuyến hằng năm dưới 4,8 tỉ rupiah (336.000 USD) phải chịu 0,5% thuế thu nhập so với mức ban đầu 1%. Tuy nhiên, chỉ người bán hàng trên các chợ trực tuyến mới bị đánh thuế, còn người bán hàng thông qua quảng cáo rao vặt và các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram và Facebook được miễn.

Bùng nổ xu hướng đánh thuế kỹ thuật số - Ảnh 1.

Tokopedia - một trong những nền tảng thương mại điện tử phụ trách ghi lại số nhận dạng (ID) người nộp thuế đến từ các SME ở IndonesiaẢnh: South China Morning Post

Vấn đề nói trên đã được mang ra bàn thảo trong cuộc tranh luận tổng thống lần 2 ở Indonesia vào tháng trước. Ứng cử viên Prabowo Subianto nói rằng nhiều SME đã phàn nàn về kế hoạch đánh thuế thương mại điện tử. "Nếu được bầu, tôi sẽ cắt giảm quy định trong lĩnh vực kỹ thuật số và hỗ trợ bất kỳ nỗ lực phát triển doanh nghiệp trực tuyến vừa và nhỏ nào" - ông Subianto phát biểu tại buổi tranh luận. Trái ngược với ý kiến của ông Subianto, những người ủng hộ thuế thương mại điện tử cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tiến hành kế hoạch vì Indonesia đang tạo ra một lộ trình cho nền kinh tế kỹ thuật số của mình. Điều này giúp thu hút các công ty công nghệ nước ngoài như Alibaba và Tencent (Trung Quốc), Amazon (Mỹ)... Tổng thống Joko Widodo cũng nhận thức được tiềm năng của thương mại điện tử nên đã tìm cách thúc đẩy lĩnh vực này.

Indonesia là quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á thử đánh thuế lĩnh vực kỹ thuật số sau Thái Lan, Philippines, Singapore… Còn tại châu Âu, chính phủ Pháp cũng đang lên kế hoạch đánh thuế các công ty có doanh thu kỹ thuật số 750 triệu euro trên toàn thế giới và 25 triệu euro tiền bán hàng kỹ thuật số tại Pháp. Sau khi được nội các phê duyệt, dự luật thuế sẽ được trình lên quốc hội xem xét vào đầu tháng 4.

Ngoài ra, chính phủ New Zealand hồi tháng 2 tuyên bố họ đang xem xét áp thuế lên doanh thu của các tập đoàn số đa quốc gia, như Google, Facebook, Amazon… Bộ trưởng Ngân khố New Zealand Stuart Nash cho biết thêm một số nước đang xem xét các chính sách tương tự, bao gồm Úc, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Anh và Mỹ. Các công ty phải chịu thuế bao gồm các nhà khai thác truyền thông xã hội đa quốc gia, nền tảng giao dịch và công ty quảng cáo trực tuyến.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo