xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bước đi gây phản ứng của ông Donald Trump

Hoàng Phương

Cao nguyên Golan đóng vai trò quan trọng về mặt quân sự và là tài sản chiến lược của Israel

Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa có động thái đi ngược lại lập trường của cộng đồng quốc tế, lần này liên quan đến vấn đề Cao nguyên Golan. Israel chiếm đóng vùng lãnh thổ này của Syria trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập nó vào năm 1981 bất chấp sự phản đối của nhiều nước. Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng, ông Trump hôm 25-3 đã ký tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của dư luận.

Giới phân tích cho rằng bước đi trên dù chỉ mang tính biểu tượng nhưng đã đảo ngược lại chính sách nhất quán của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, theo đó, bất kỳ sự công nhận lãnh thổ nào cũng đến từ các cuộc đàm phán trực tiếp, thay vì tuyên bố đơn phương. Ngoài ra, nó còn đi ngược lại luật pháp quốc tế, theo đó không công nhận chủ quyền của Israel đối với các vùng lãnh thổ bị nước này chiếm đóng trong thời gian xảy ra cuộc chiến nói trên.

Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng thời điểm đưa ra quyết định trên được tính toán để giúp ích cho chiến dịch tranh cử của ông Netanyahu khi các cuộc bầu cử ở Israel đang đến gần (dự kiến diễn ra vào ngày 9-4 tới). Nói gì thì nói, ông Trump là nhân vật được ưa thích ở Israel, nhất là sau khi nhà lãnh đạo này từng có bước đi gây sóng gió ở Trung Đông vào năm ngoái khi công nhận Jerusalem là thủ đô của nước này và dời đại sứ quán từ Tel Aviv về đó. Ông Netanyahu thậm chí còn tìm cách hưởng lợi từ việc sử dụng hình ảnh ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử.

Bước đi gây phản ứng của ông Donald Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng cầm bản tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan Ảnh: Reuters

Ông Netanyahu đã thúc giục ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm có bước đi trên kể từ tháng 2-2017 và có thể hiểu được lý do cho sự sốt sắng này. Cao nguyên Golan đóng vai trò quan trọng về quân sự đối với Israel, quốc gia xem nơi này là "một vùng đệm" giúp ích cho khả năng phòng thủ của mình. Ngoài giá trị quân sự, vùng lãnh thổ này còn là tài sản chiến lược bởi nguồn tài nguyên nước và đất đai màu mỡ. 

Theo kênh Channel NewsAsia, 1/3 nguồn cung cấp nước của Israel đến từ Cao nguyên Golan. Tại một khu vực tương đối khô hạn của thế giới, việc kiểm soát nguồn nước ở Golan là vô giá. Chưa hết, Cao nguyên Golan cũng có thể có dầu. Hoạt động khoan thăm dò cho thấy trữ lượng dầu tiềm tàng tại nơi này có thể lên đến hàng tỉ thùng.

Không gì lạ khi ông Netanyahu tán dương hết lời động thái của ông Trump và cho rằng Israel chưa hề có người bạn nào tốt hơn ông. Theo kênh Al Jazeera, Thủ tướng Israel cũng viện dẫn 2 cuộc chiến ở Trung Đông trước đây để biện minh cho quyết định không từ bỏ Cao nguyên Golan.

Đáp lại, Syria chỉ trích hành động trên của ông Trump sẽ khiến nước Mỹ bị cô lập. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh chính sách của cơ quan này đối với Cao nguyên Golan không thay đổi. Hồi năm 1981, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết gọi quyết định sáp nhập vùng lãnh thổ này của Israel "không có giá trị pháp lý quốc tế". Liên đoàn Ả Rập cũng lên án bước đi trên và gọi sự công nhận của ông Trump không làm thay đổi hiện trạng của Cao nguyên Golan. 

Nhiều nước ở châu Âu và Trung Đông cũng công khai chỉ trích hoặc phản ứng mạnh chính sách mới của Mỹ. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Mỹ trong NATO, cảnh báo sẽ có hành động chống lại Washington, trong đó có những bước đi tại Liên Hiệp Quốc.

Theo một số chuyên gia, hướng tiếp cận của ông Trump đối với các vấn đề gai góc trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel khiến Washington khó có thể tự nhận mình là bên trung gian thành thật, từ đó khiến hòa bình ở Trung Đông thêm xa vời. Nhận định này không phải không có cơ sở khi một điểm nóng khác tại khu vực - cuộc đối đầu giữa Israel và Palestine - đang ngày một xấu đi. Hôm 25-3, máy bay chiến đấu Israel đã ném bom một loạt mục tiêu ở Gaza theo sau một vụ tấn công rốc-két ở gần Tel Aviv làm 7 người dân nước này bị thương. Thủ tướng Netanyahu buộc phải cắt ngắn chuyến thăm Mỹ để về nước xử lý vụ việc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo