xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các “sếp” công ty Trung Quốc biến mất bí ẩn

Đỗ Quyên

Các công ty đại chúng Trung Quốc đang hoạt động trong một môi trường pháp lý, chính trị không rõ ràng giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng được đẩy mạnh

Chủ tịch chi nhánh ở Hồng Kông của một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc đột nhiên mất tích. Người đứng đầu một công ty khác cũng ở xứ cảng thơm này bất ngờ xuất hiện sau nhiều tháng biệt vô âm tín. Giám đốc chi nhánh của gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc bị bắt giữ vì cáo buộc tham nhũng.

Chuyện thường ngày

Những thông tin tưởng như nằm trong bản phác thảo cốt truyện của một tiểu thuyết hình sự ly kỳ nói trên thực tế lại là chuyện thường ngày tại thị trường chứng khoán Hồng Kông vốn tràn ngập các công ty Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong vụ việc mới nhất, Công ty TNHH Chứng khoán Guotai Junan International (Quốc thái Quân an Quốc tế) - Chi nhánh tại Hồng Kông của Tập đoàn Chứng khoán Guotai Junan Securities tại Trung Quốc cho biết không thể liên lạc được với Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Diêm Phong từ ngày 18-11 - một thông tin khiến giá cổ phiếu công ty có lúc sụt giảm đến 12%.

 

Ông Diêm Phong, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Công ty Guotai Junan International Ảnh: SCMP
Ông Diêm Phong, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Công ty Guotai Junan International Ảnh: SCMP

 

Guotai Junan International đã bổ nhiệm người thay ông Diêm nhưng từ chối bình luận thêm. Truyền thông địa phương cho rằng sự biến mất bí ẩn của ông Diêm liên quan tới cuộc điều tra gần đây nhằm vào ông Dao Cương, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) và từng là Tổng Giám đốc Tập đoàn Guotai Junan Securities từ năm 1999 đến 2002. Thời điểm ông Diêm biến mất cũng trùng với thời điểm Bắc Kinh phát động cuộc điều tra một loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính sau cú sốc trên thị trường chứng khoán mùa hè vừa qua.

Trước đó, Công ty Xử lý chất thải Dongjiang Environmental Co. hồi tháng 10 buộc phải hủy giao dịch cổ phiếu bởi không thể liên lạc được với Chủ tịch Trương Vĩ Dương trước một cuộc họp hội đồng quản trị. Sau đó, công ty này mới được gia đình ông Trương cho biết ông Trương đang bị điều tra ở Trung Quốc nhưng không rõ lý do.

Rủi ro và bất an

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đang cho phép các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận ngày càng nhiều công ty đại lục được niêm yết tại đây. Thế nên, tình trạng “biến mất” bí ẩn nói trên có thể gây ra không ít nguy cơ đối với việc đầu tư vào các công ty đại chúng Trung Quốc đang hoạt động trong một môi trường pháp lý, chính trị không rõ ràng.

Tình trạng không chắc chắn còn gia tăng bởi chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Ở chừng mực nào đó, điều đó cho thấy rủi ro của việc đầu tư vào một số công ty loại này. Ngoài ra, nó còn nói lên nhiều điều về hệ thống chính trị và luật pháp của Trung Quốc. Hệ thống luật pháp của Trung Quốc không giống như Hồng Kông. Ở Trung Quốc, người ta có thể biến mất” - bà Jamie Allen, Tổng Giám đốc Hiệp hội Quản trị Doanh nghiệp châu Á, nhận định.

Cũng có những trường hợp dù không mất tích bí ẩn nhưng cũng gây không ít bất an. Chẳng hạn như Công ty Alibaba Pictures Group Ltd. - Chi nhánh của Tập đoàn Thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba - trong năm nay cho biết giám đốc Patrick Liu Chunning bị Bộ Công an Trung Quốc bắt giữ vì liên quan tới cuộc điều tra cáo buộc nhận hối lộ khi ông này còn làm việc tại Công ty Internet Tencent Holdings.

 

Bị điều tra hàng loạt

Trang tin Bloomberg ngày 7-12 đưa tin hãng môi giới chứng khoán Citic Securities lớn nhất Trung Quốc vừa thông báo không thể liên lạc được với 2 nhân vật nằm trong ủy ban điều hành gồm 8 thành viên của công ty. Sự “bốc hơi” của 2 nhân vật này - Trần Tuấn và Nghiêm Kiến Lâm - càng làm trầm trọng thêm bê bối của công ty đang là tâm điểm cuộc điều tra của Bắc Kinh về đợt sụt giảm chấn động hồi tháng 8 và tháng 9 của thị trường chứng khoán. Tạp chí kinh tế Kinh Tài (Trung Quốc) hôm 4-12 tiết lộ 2 ông Trần và Nghiêm đã bị chính quyền đưa đi nhưng không chắc họ đang bị điều tra hay chỉ trợ giúp cuộc điều tra.

Hai công ty chứng khoán khác là Haitong Securities Co. và Guosen Securities Co. cũng trở thành mục tiêu của cuộc điều tra. Hồi cuối tháng 10, ông Trần Hồng Kiều, Chủ tịch Guosen Securities, đã treo cổ tự tử tại nhà sau khi nhà chức trách ngăn ông ta ra nước ngoài.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo