xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái giá của sự cẩu thả

VĂN ANH tổng hợp

Cầu đang thi công bị sập không phải là chuyện hiếm trên thế giới. Trong một trăm năm qua đã có ít nhất 18 vụ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vụ xưa nhất là cầu Quebec (Canada) sập ngày 29-8-1907 và gần đây nhất (không tính cầu Cần Thơ) là cầu vượt ở Punjagutta (Ấn Độ), sập chiều 9-9-2007

Trong tháng 8 và 9 năm nay có hai vụ sập cầu đang thi công được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin đậm. Đó là vụ sập cầu đá bắc qua sông Thác, thị trấn thương mại cổ Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (TQ) ngày 13-8 và vụ sập cầu vượt ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, ngày 9-9. Gây thiệt hại về người nghiêm trọng nhất là vụ sập cầu sông Thác với ít nhất 63 người chết và bị thương.

Chiếc cầu chỉ có đá và xi măng

Theo hãng tin Tân Hoa Xã của TQ, chiếc cầu đang xây gần xong thì bất ngờ đổ sập. Tai nạn xảy ra trong khi 123 công nhân đang làm việc khẩn trương. Một nhân chứng nói: “Trước khi cầu sập, chúng tôi rất lo thảm họa xảy ra vì nhịp cầu quá dài”. Một công nhân khác nói việc thi công quá nhanh cũng là một mối lo của công nhân.

Chiếc cầu gồm bốn nhịp uốn vòng cung dài 268 mét, cao 42 mét so với mặt sông, khởi công từ năm 2004 và theo kế hoạch phải hoàn tất trong tháng 8-2007. Kết cấu cầu là một nét độc đáo nhưng đồng thời cũng gây tranh cãi về mặt an toàn: chỉ có đá và xi măng, không có sắt thép.

Các nhà thiết kế cầu cho rằng ngày xưa người ta đã từng áp dụng kỹ thuật này mà có sao đâu. Hơn nữa nó hoàn toàn hài hòa với môi trường thiên nhiên của Phượng Hoàng, vốn là một điểm du lịch nổi tiếng với núi rừng thơ mộng và ruộng lúa vàng ươm của tỉnh Hồ Nam. Chiếc cầu được xây để tô điểm thêm vẻ đẹp quyến rũ của địa phương và thu hút du khách.

Nhiều nhân chứng cho biết họ nghe một tiếng động lớn như sấm và thấy đá rơi ầm ầm vào lúc trưa sau khi công nhân tháo dỡ giàn chống. Hầu Gia Bình, một trong những công nhân may mắn sống sót, kể trên tờ Bưu điện Bắc Kinh: “Chiếc cầu gãy mấy khúc giống như bánh đậu hũ bị người ta dùng dao chặt”.

Theo anh công nhân này, lỗi do thiết kế thiếu phần gia cố bằng sắt thép. Thảm họa xảy ra chỉ trong vòng một phút, công nhân không thoát thân kịp. Một công nhân khác cho biết giàn chống đã được tháo dỡ khi vữa hồ chưa khô.

Vụ sập cầu đã làm ít nhất 41 người chết, 22 người bị thương, 54 người may mắn thoát chết. Hơn 1.500 cán bộ chiến sĩ quân đội giải phóng và cảnh sát đã tham gia cứu hộ. Một số trường hợp phải dùng thuốc nổ phá các mảng xi măng và đá tảng lớn để tìm thi thể những người xấu số. Không có người nào sống sót. Thảm họa này còn làm bể đường ống dẫn nước khiến 700.000 hộ mất nước trong hai ngày.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gửi công điện yêu cầu mở cuộc điều tra nguyên nhân thảm họa. Ông nói cần phải trừng trị nghiêm khắc những người có trách nhiệm.

Từ lâu, công luận TQ quan tâm sâu sắc đến chất lượng các công trình xây dựng lớn. Việc phát triển kinh tế quá nóng, nạn tham nhũng trong giới nhà thầu và các quan chức địa phương là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp để xảy ra sự cố.

Ngay sau vụ cầu sập, cảnh sát đã bắt giữ hai người của công ty xây dựng cầu đường Hồ Nam là đơn vị thi công chính.

img
Hiện trường sập cầu đá trên sông Thác, thị trấn Phượng Hoàng

Thẩm định sai độ lún của nền đất

Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền cộng với độ lún của đất không được tính toán kỹ là nguyên nhân làm sập giàn đỡ khối bê tông cầu vượt Punjagutta đang xây ở Hyderabad, thủ phủ bang Andhra Pradesh, Ấn Độ vào chiều chủ nhật 9-9.

Nhật báo Hindu nói có 2 người chết, nhiều người bị thương nhưng tờ báo địa phương Andhra News cho biết có đến 15 người chết.

Bảy chiếc xe hơi và 2 chiếc xe lôi máy bị đè bẹp vì thảm họa xảy ra tại một điểm giao thông đông đúc, mật độ giao thông phía dưới cầu vượt khá dày.

Báo Hindu nói trước khi sập giàn đỡ kéo theo hai đoạn cầu bê tông, trời mưa rất lớn. Các viên chức thành phố nói mưa lớn đã làm nền đất yếu đi khiến hai chiếc dầm đỡ tiền chế vừa mới gá lên trụ 20 và 21 bị trượt.

Một ủy ban điều tra gồm 5 thành viên sau đó đã gửi đến cấp trên bản báo cáo dày 157 trang, quy kết 4 nhà thầu tham gia công trình, trong đó có nhà thầu chính Gamma India, đã không thẩm định kỹ độ lún của nền đất.

Sau sự cố này, ông Chandrababu Naidu, Chủ tịch Đảng Telugu Desam và nguyên thống đốc bang Andhra Pradesh, tuyên bố với báo chí rằng ngoài các nguyên nhân kỹ thuật, nạn tham nhũng bất trị đã dẫn đến chất lượng kém cỏi trong việc xây cầu.

Cầu vượt Punjagutta dài 2.000 m đã được khởi công xây dựng từ tháng 9-2005. Công trình này, do nhiều lý do khác nhau, đã bị đình hoãn ngày khánh thành. Hạn chót được dời lại vào tháng 11-2007. Tổng giá trị của cây cầu là 330 triệu rupee.

Sau khi kết luận nhà thầu Gamma India chịu trách nhiệm chính, ủy ban điều tra kiến nghị phạt nhà thầu này một số tiền tương đương 10% tổng giá trị cây cầu.

Ngoài ra, nhà thầu còn phải bồi thường những tài sản công cộng và tư nhân (xe hơi, xe lôi máy), chịu chi phí chôn cất những người chết và chữa trị những người bị thương. Hai công ty tư vấn kỹ thuật cho Gamma India cũng bị đề nghị trả 10% tiền phạt trên tổng số tiền thiệt hại.

Ngoài ra, có 3 kỹ sư đã bị đình chỉ công tác. Một số viên chức của hai công ty trực thuộc chính quyền thành phố cũng bị đề nghị mức án kỷ luật tương xứng với trách nhiệm. Ngoài ra, cảnh sát Hyderabad vẫn tiếp tục điều tra hình sự vụ án.

Sau sự cố nghiêm trọng nói trên, thời gian khánh thành cầu vượt Punjagutta đã được dời lại đến tháng 3 năm tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo