xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạm bẫy chết chóc trong thế giới ảo (*): Kẻ săn mồi trực tuyến

ĐỖ QUYÊN

Nhiều thanh thiếu niên sẵn sàng làm mọi thứ mà thủ lĩnh sai khiến, không cần biết nhiệm vụ kỳ lạ hay đáng sợ ra sao

Truyền thông Nga hôm 19-6 tiết lộ cảnh sát nước này đã bắt giữ Nikita Nearonov (22 tuổi) - nghi phạm chủ mưu của trò chơi thử thách "Cá voi xanh".

Giết người từ xa

Theo Daily Mail, nghi phạm cuồng máy tính và thông minh có tiếng này đang bị điều tra nghi án điều khiển từ xa ít nhất 10 thiếu nữ vị thành niên đến với "thần chết". Cảnh sát đã xác định khoảng 40 thành viên thuộc nhóm kín trên mạng của Nearonov trong khi các thám tử tiếp tục nỗ lực truy tìm thêm nhiều nạn nhân tiềm tàng khác.

Nearonov chọn các nạn nhân tiềm năng từ những thiếu niên có dấu hiệu bị tổn thương lang thang trên mạng, gợi mở các thông điệp và giao cho họ những nhiệm vụ quái gở, khích lệ nạn nhân đi tới nhiệm vụ cuối cùng là tự kết liễu. Tên lập dị này coi việc chơi đùa với mạng sống của các "con mồi" như một thú vui. Bên cạnh đó, hắn còn bị cáo buộc huấn luyện các "thủ lĩnh" khác để lôi kéo thêm nạn nhân.

Cạm bẫy chết chóc trong thế giới ảo (*): Kẻ săn mồi trực tuyến - Ảnh 1.

Nghi phạm Nikita Nearonov đã bị bắt giữ Ảnh: DAILY MAIL

Chỉ ngồi sau màn hình máy tính ở nhà tại Moscow, Nearonov có thể điều khiển các nạn nhân ở nhiều nơi khác nhau, có trường hợp tận Latvia, thông qua mạng xã hội VK và gửi tin nhắn qua Telegram. "Hắn khăng khăng rằng chỉ muốn điều tốt đẹp cho những cô gái cùng chơi. Hắn coi như họ đã hết hy vọng và những gì hắn làm là để giúp đỡ" - một quan chức điều tra Nga cho hay.

Tại Chelyabinsk - TP phía Trung Tây nước Nga, nơi Nearonov đang bị giam giữ và cũng là nơi sinh sống của một trong những nạn nhân gần đây nhất, các chuyên gia đã chứng minh trong quá trình liên lạc với nạn nhân, nghi phạm đã dùng những phương pháp gây sức ép tâm lý dẫn tới sự tổn thương sức khỏe nghiêm trọng. Tinh thần cô gái bị sụp đổ và ý nghĩ tự tử ngày càng thôi thúc mãnh liệt hơn.

Nearonov vốn sinh ra trong một gia đình tốt và có công việc thu nhập cao ở Moscow. Thế nhưng, hắn lại mang một suy nghĩ rợn người rằng giới teen ngày nay quá hư hỏng và không đáng được sống. Cùng chung suy nghĩ này là Philipp Budeikin - một nghi phạm người Nga 21 tuổi. Y từng nói trên trang Saint-Petersburg.ru của Nga rằng: "Có những kẻ cặn bã giữa loài người. Tôi chỉ dọn sạch chúng khỏi xã hội của chúng ta".

Bị bắt giữ hồi tháng 11-2016, Budeikin đã nhận tội xúi giục ít nhất 16 thiếu niên tự tử. Tên này đã tạo ra trò chơi Thử thách cá voi xanh năm 2013 dưới cái tên F57 - kết hợp giữa âm đầu tiên trong tên của hắn và 2 chữ số trong số điện thoại. Quan chức cao cấp của Ủy ban Điều tra Nga Anton Breido cho biết nhiều thanh thiếu niên sẵn sàng làm mọi thứ mà thủ lĩnh sai khiến, không cần biết nhiệm vụ kỳ lạ hay đáng sợ ra sao.

Tẩy não

Theo một số chuyên gia tâm lý, nhiều thiếu nữ phải lòng Budeikin vì quá thiếu thốn tình cảm, trong khi kẻ sát nhân lại biết cách quan tâm, nắm bắt tâm lý phái yếu. Tên này đôi lúc cũng chớm cảm thấy sai trái, thế nhưng sâu thẳm trong tâm trí, hắn vẫn nghĩ rằng mình làm điều đúng đắn. Budeikin khai rằng hắn từng mắc chứng rối loạn nhân cách lưỡng cực và trải qua tuổi thơ bất hạnh vì bạo lực gia đình.

Hồi tháng 6-2017, cảnh sát Nga cũng bắt Ilya Sidorov (26 tuổi, sống ở Moscow). Tên này được xác định là một admin (quản trị viên) của trò chơi bị cáo buộc lôi kéo 30 cô gái tham gia.

Những đồng cảm về tổn thương tâm lý là một yếu tố giúp những "kẻ săn mồi" hạ gục nạn nhân. Theo các quan chức điều tra Nga, khi đã "bắt sóng" được đối tượng tiềm năng, các admin sẽ chưa vội giao những nhiệm vụ gây sốc. Đợi tới khi "cá đã cắn câu", nạn nhân đã bị tẩy não, các nhiệm vụ nguy hiểm như rạch tay, dùng dao chạm hình cá voi lên cơ thể và cuối cùng là tự tử mới được tung ra. Những mô tả này của giới chức thực thi pháp luật cũng trùng khớp với chiến thuật mà tên Budeikin khoe khoang trên báo Saint-Petersburg.ru: "Sau khi một thành viên vào nhóm, chúng tôi sẽ liên lạc qua Skype. Tôi sẽ nhấn chìm họ vào vòng xoáy thôi miên và tìm kiếm những góc khuất trong cuộc đời họ để quyết định đường đi nước bước".

Khi một phóng viên của Radio Free Europe vào vai thiếu nữ 15 tuổi trên mạng xã hội VK, giả bộ thể hiện mong muốn được tham gia trò chơi, một admin đã hồi đáp: "Bạn chắc chứ? Không có đường lùi đâu… Một khi đã bắt đầu, bạn không thể bỏ cuộc". Người này sau đó còn dặn dò rằng không được nói với bất cứ ai về những nhiệm vụ được giao, đồng thời yêu cầu người chơi phải gửi từng bức ảnh chứng tỏ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho quản trị viên. 

Phụ huynh cần làm gì?

"Suốt đời tôi sẽ chẳng thể tha thứ cho bản thân vì đã để "Cá voi xanh" giết chết con trai"! - ông Devinder Thakur, cha của một nam sinh ở Ấn Độ, trải lòng. Con trai ông Thakur mới 16 tuổi, đã treo cổ tự tử trên móc quạt trần tại nhà ở huyện Panchkula, bang Haryana - Ấn Độ tháng 9-2017.

Cảnh sát tìm thấy cuốn sổ của nạn nhân vẽ hình một cậu bé tự sát bằng nhiều cách như nhảy từ tòa nhà cao tầng, treo cổ trên móc quạt trần, đứng đợi tàu hỏa tại đường ray, lao đầu vào xe và rạch cổ tay. Nét chữ nguệch ngoạc của cậu bé để lại trên giấy: "Tôi nên chết đi", "Tôi không xứng đáng được sống". Cha mẹ của cậu đã quá xem nhẹ những biểu hiện bất thường này. 20 ngày trước khi treo cổ, cậu bé đã thổ lộ cậu đang nghiện một trò chơi trực tuyến và khẩn thiết xin trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Gia đình đưa cậu bé đến bệnh viện nhưng sau đó trở về mà không gặp bác sĩ do phải xếp hàng chờ lâu!

Mong muốn không bậc cha mẹ nào phải lâm vào bi kịch mất con, ông Thakur khuyên rằng không nên cho con cái sử dụng điện thoại thông minh trước năm 20 tuổi. Theo giới chuyên gia, điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi các hành vi của con trên thế giới ảo để phát hiện biểu hiện bất thường.

Giám đốc điều hành Suicide Awareness Voices of Education (tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống tự tử) - tiến sĩ Dan Reidenberg khuyến khích các phụ huynh hỏi con mình có chơi "Cá voi xanh" hay biết bạn bè nào vướng vào trò chơi hay không để xử lý kịp thời.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 24-6

Kỳ tới: Sống ảo, chết thật

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo