Trong chuyến thăm Indonesia ngày 10-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đề cập về biển Đông ngắn gọn: “Duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông là trách nhiệm chung của mọi quốc gia trong khu vực. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia và các thành viên ASEAN khác để thực thi hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC)”.
Cần tiếp cận khôn khéo hơn
Một nhóm tàu hải quân Mỹ trên biển Đông, tuyến hàng hải thương mại trị giá 5.000 tỉ USD/năm. Ảnh: AP
Tuy vậy, Ngoại trưởng Marty nhấn mạnh: “Cần phải có một cách tiếp cận “đặc biệt” về biển Đông. Đối với biển Đông, tất cả chúng ta cần khôn khéo hơn. Hiện nay không có chỗ cho lối ngoại giao ăn to nói lớn hay phát biểu đơn phương. Thay vào đó là các nỗ lực ngoại giao điềm tĩnh và bền vững”- ông Marty nói.
Tai hại của ngoại giao hiếu chiến
William Pesek, cây bút bình luận của Bloomberg, nhận định trên tờ Jakarta Globe: “Không thể hóa giải vấn đề bằng đàm phán song phương bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ sòng phẳng ở cấp độ này, nhất là khi có sức mạnh kinh tế và quân sự trong tay”.
Tình hình trên biển Đông đang xấu đi rất nhanh khi mà 6 tháng trước, chẳng ai nghĩ đến cảnh báo xung đột vũ trang. Trong khi Trung Quốc hung hăng lấn tới, các nước láng giềng có tranh chấp như Việt Nam, Philippines... lại càng không nhượng bộ. Do đó, giải pháp duy nhất là một thỏa thuận mang tính khu vực.
Hải quân Úc luyện tập hải chiến Hải quân Hoàng gia Úc đang tăng cường huấn luyện trước cảnh báo đụng độ vũ trang trên biển Đông. Thiếu tướng Stuart Mayer, người chỉ huy lực lượng Úc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới đang diễn ra (RIMPAC 2012), cho biết Úc quá chú trọng vào các nhiệm vụ cứu hộ mà ít luyện tập hải chiến. “Bây giờ, chúng tôi phải tập trung phát triển lực lượng và kỹ năng chiến đấu để sẵn sàng một khi xảy ra xung đột” - ông Meyer nói. Theo tướng Meyer, Úc không nhất thiết phải có mặt trong khu vực khi xung đột bùng nổ nhưng ông Michael Wesley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách quốc tế Lowy, cho rằng Úc cần đặc biệt lưu tâm về những gián đoạn có thể xảy ra của giao thương hàng hải cũng như mất cân bằng trên Thái Bình Dương.
Bình luận (0)