Giới chức ở Bắc Kinh đã yêu cầu 3,5 triệu cư dân và lao động tại quận Triều Dương xét nghiệm Covid-19 3 lần/ngày, sau khi khu vực này ghi nhận 26 trên tổng số 47 ca nhiễm có triệu chứng ở Bắc Kinh kể từ ngày 22-4.
Trung Quốc ngày 25-4 thông báo thêm 3.266 ca nhiễm có triệu chứng và 20.454 ca nhiễm không triệu chứng. Phần lớn trong số này đến từ Thượng Hải, nơi ghi nhận 19.455 ca. Bắc Kinh thông báo thêm 19 ca, trong đó có 14 ca biểu hiện triệu chứng.
Người dân Bắc Kinh xếp hàng mua thực phẩm hôm 25-4 sau khi giới chức thành phố này thông báo thêm 19 ca nhiễm. Ảnh: Reuters
Tại Bắc Kinh, đường phố vắng lặng và nhà hàng ít tấp nập hơn bình thường. Giới chức Trung Quốc đang hy vọng có thể tránh được những gì đã xảy ra ở Thượng Hải, nơi ban đầu không muốn phong tỏa nhưng cuối cùng phải phong tỏa toàn phần.
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị gần như hết hàng ở Bắc Kinh hôm 24-4. Ảnh: Reuters
Bước vào tuần thứ tư, lệnh phong tỏa Thượng Hải gây ra tình trạng thiếu thực phẩm trong khi hoạt động vận chuyển hàng hóa bị trì trệ, chủ yếu vì đường sá bị đóng và quá ít tài xế giao hàng, theo báo The Guardian.
Tại Bắc Kinh, cư dân đổ xô đến các siêu thị để mua thực phẩm dự trữ. Các chuỗi siêu thị như Carrefour và Wumart cho biết họ đã tăng gấp đôi hàng tồn kho và nới giờ mở cửa vào ngày 24-4.
Những gì xảy ra ở Thượng Hải khiến người dân Bắc Kinh bất an. Ảnh: Reuters
Trên mạng xã hội Weibo, một cư dân Bắc Kinh cho biết cha của anh đi đến một siêu thị ở Triều Dương vào sáng 24-4 và thấy cảnh đám đông đứng đợi xe tải dỡ hàng.
Cận cảnh mua sắm hoảng loạn “chưa từng thấy” ở Bắc Kinh
Người này khẳng định đây là lần đầu tiên anh thấy một cảnh tượng như vậy ở Bắc Kinh dù nơi này từng trải qua nhiều dịch bệnh. Những sự kiện ở Thượng Hải, theo người này, đã gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân Bắc Kinh đối với nguồn cung nhu yếu phẩm trong đại dịch.
Một số hình ảnh khác liên quan đến cảnh người dân Bắc Kinh mua sắm nhu yếu phẩm dự trữ:
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Bình luận (0)