Bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Ankara hôm 21-12, người dân Thổ Nhĩ Kỳ phản đối dự luật về vụ thảm sát người Armenia. Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lên án động thái của Hạ viện Pháp, đồng thời cho biết những biện pháp trả đũa nói trên chưa phải là cuối cùng. Theo ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xét sát sao những bước đi tiếp theo của đạo luật trước khi có những phản ứng bổ sung. Đạo luật này cần được Thượng viện Pháp thông qua trước khi được ký ban hành thành luật.
Theo hãng tin AFP, hàng trăm ngàn người Armenia đã chết dưới tay lực lượng của Đế chế Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Về phần mình, Armenia cho biết khoảng 1,5 triệu người là nạn nhân của “vụ diệt chủng” năm 1915 nói trên, một cáo buộc bị Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ.
Cộng đồng người gốc Armenia ở Pháp hiện có khoảng 500.000 người, trong đó có nhiều người có tổ tiên chạy trốn vụ thảm sát năm 1915. Năm 2001, Pháp đã chính thức công nhận vụ tàn sát người Armenia là một tội ác diệt chủng nhưng không đưa ra hình phạt nào cho những ai phủ nhận nó. Dự luật mới thông qua quy định mức án đến 1 năm tù và khoản tiền phạt 45.000 euro cho những người vi phạm.
Các chính khách đối lập ở Pháp đã cáo buộc Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đánh đổi mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh quan trọng trong NATO, bằng những lá phiếu của cử tri gốc Armenia trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Ông Burcuoglu cũng đưa ra chỉ trích tương tự: “Đã có nhiều thay đổi kể từ khi ông Sarkozy thăm Armenia vào tháng 10”. Trong chuyến thăm này, ông Sarkozy đã công khai thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ công nhận vụ thảm sát người Armenia là một tội ác diệt chủng.
Đáp lại, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết dự luật trên là một sáng kiến của quốc hội chứ không phải của chính quyền ông Sarkozy. Ngoài ra, ông Juppe kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không nên “phản ứng thái quá”.
Bình luận (0)