Những vụ mùa bội thu, nhu cầu tiêu dùng tăng vọt đã khôi phục bộ mặt của nông nghiệp nước Nga. Nhưng hầu hết nông dân, so với thời Liên Xô, lại không đủ vốn đầu tư cho máy móc nông nghiệp để làm sống lại thời cực thịnh năm xưa. Ông Ilya Chelpanov, phó giám đốc xí nghiệp Rostelmash chế tạo máy gặt đập liên hợp lớn nhất nước Nga tại thành phố Rostov - trên sông Đông, thừa nhận sự thật không mấy vui: “Sau 10 năm cực kỳ khủng hoảng, các nông trang Nga hầu như hoàn toàn không còn sử dụng máy gặt đập liên hợp. Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không có đủ máy móc phục vụ mùa thu hoạch. Đầu tư cho máy móc thiết bị nông nghiệp đã và đang là vấn đề khủng hoảng, yêu cầu sống còn của an ninh lương thực nước Nga”.
Dưới thời Liên Xô, nhà máy Rostelmash sản xuất mỗi năm 50.000 máy gặt đập liên hợp và thiết bị đi kèm. Năm 1999 con số này tụt xuống còn 800. Rất may đây là con số tột cùng và năm 2001 - nhà máy ra đời từ năm 1928 này - đã sản xuất được 5.000 chiếc máy gặt đập liên hợp, gấp đôi năm 2000, đạt doanh thu 200 triệu USD.
Năm 2001 sản lượng ngũ cốc của Nga đạt 85 triệu tấn, mức cao nhất trong nhiều năm. Với một ngân sách quốc gia lành mạnh, chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin đã có thể hào phóng tăng các khoản trợ cấp cho nông nghiệp. Đơn đặt hàng của nhà máy Rostelmash tăng lên nhanh chóng, nhưng người ta e ngại không biết xí nghiệp có thể nhanh chóng cơ cấu lại sản xuất có hiệu quả hay không để giữ cho tốc độ sản xuất lâu bền. Ông Andrei Ivanov, một chuyên gia ngân hàng, phân tích triển vọng tình hình: “Trong vài năm nữa nước Nga sẽ thiếu trầm trọng máy gặt đập liên hợp. Hiện nay cả nước Nga có 200.000 chiếc máy hoạt động được, chỉ mới đáp ứng một nửa nhu cầu. Hơn nữa, tỉ lệ hư hỏng bình quân đạt trên 80%, có nghĩa là hàng năm có trên 20.000 chiếc không còn sử dụng được. Do thiếu nguồn máy bổ sung, thay thế, bình quân mỗi chiếc máy gặt đập liên hợp của Nga phải vận hành nhiều hơn từ 3 đến 3,5 lần so với máy cùng loại tại Mỹ. Do đó ảnh hưởng tới hiệu quả, làm thiệt hại lượng ngũ cốc mỗi năm tới 1 tỉ USD”. Theo các chuyên gia nông nghiệp Nga, tình hình tương tự cũng xảy ra tại Ukraina, Belarus và tương lai của nhà máy Rostelmash chỉ có thể được bảo đảm với điều kiện được cơ cấu lại một cách hiệu quả để đáp ứng mức cầu.
Năm 2000 tập đoàn đầu tư Novol Sodruzhestvo tại Moscow đã nắm đa số cổ phần của Rostelmash khi xí nghiệp điêu đứng nguồn vốn và tháng 1-2002 đã nắm 100% cổ phần. Tập đoàn đầu tư này đã có dự án cải cách triệt để, cắt giảm công nhân (từ 40.000 hiện chỉ còn 18.000), tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, tiếp thị có hiệu quả, thuê chuyên gia giỏi và xin hoãn nợ. Tuy nhiên, có một trở ngại lớn không dễ khắc phục là nhiều trang trại khách hàng thiếu vốn đặt mua những máy gặt đập mới với giá 30.000 - 40.000 USD/chiếc (so với giá 100.000 USD/chiếc cùng loại tại phương Tây). Vladimir Kasyanenko, giám đốc một nông trại có 15.000 ha tại vùng
Bình luận (0)