xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu hỏi lơ lửng

Tường Minh

Tổng thống Mỹ Barack Obama trở về Washington giữa một cơn bão chỉ trích cách ông xử lý cuộc khủng hoảng ở Libya, yêu cầu ông giải thích rõ chính sách của Mỹ ở quốc gia Bắc Phi đang bước vào ngày thứ sáu của cuộc chiến tranh.

Vị tổng thống - bị lôi cuốn vào chuyến công du 5 ngày đến Mỹ Latin - nhấn mạnh rằng mục đích của sứ mệnh quân sự được Liên Hiệp Quốc (LHQ) đồng ý là nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo. Đặc biệt, sứ mệnh còn có ý nghĩa phòng tránh một cuộc tàn sát những người nổi dậy và thường dân Libya.
 
Tuy nhiên, ông Obama đã không giấu giếm mục tiêu cuối cùng của chính quyền Mỹ là loại Tổng thống Muammar Gaddafi ra khỏi vị trí quyền lực - điều mà chỉ vài ngày trước đây, Nhà Trắng không đề cập dù chỉ là bóng gió. Các quan chức Mỹ, theo đài CNN, cho thấy họ hy vọng ông Gaddafi bị phế truất nhanh bởi chính những người trung thành với ông dù họ không gọi công khai đây là cuộc đảo chính.

Trong lúc này, những tiếng nói chỉ trích trên Đồi Capitol và ở các nơi khác tỏ ra gay gắt về điều mà họ cho là thiếu sự tham khảo của chính quyền đối với quốc hội trước khi mở chiến dịch quân sự cuối tuần qua. Họ cũng tiếp tục cật vấn về chi phí cho sứ mệnh, hậu quả cũng như khả năng rút khỏi cuộc chiến của Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner, Đảng Cộng hòa bang Ohio, đã gửi thư cho ông Obama hôm 23-3 phàn nàn rằng các nguồn lực cho quân sự đã bị thu hút vào chiến tranh mà không hề có sự giải thích rành mạch cho người dân, quốc hội và quân đội biết sứ mệnh ở Libya là gì, vai trò của Mỹ trong sứ mệnh đó như thế nào. Ông Boehner cho rằng một số thành viên của chính quyền đã để lơ lửng một số câu hỏi lớn về sự dính líu của Mỹ đối với cuộc chiến.

Trong những vấn đề khác, ông Boehner hỏi liệu có thể chấp nhận để ông Gaddafi tiếp tục nắm quyền một khi chiến dịch quân sự kết thúc. “Nếu không thì ông Gaddafi sẽ rời chiếc ghế tổng thống như thế nào? Và vì sao nước Mỹ lại trao nguồn lực quân sự của mình cho việc thực thi nghị quyết của LHQ vốn mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách và quyền lợi quốc gia của chúng ta?” - ông dồn dập chất vấn.

Chủ tịch Hạ viện Boehner cũng yêu cầu Tổng thống Obama trả lời câu hỏi rằng mục tiêu của Mỹ là Gaddafi phải ra đi, “vậy thì ngài tổng thống có cam kết chiến lược nào đối với lực lượng đối lập? Nếu cuộc xung đột ở Libya kéo dài, các mục tiêu cam kết của ngài đối với phe đối lập là gì và một chế độ mới cần những tiêu chuẩn nào để được chính phủ Mỹ công nhận?”.

Một hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác kêu gọi rút ngay quân đội Mỹ ra khỏi cuộc chiến, lập luận rằng ông Obama đã không thể giành được sự ủng hộ của dân chúng cho một hành động quân sự như vậy. Trong một bức thư gửi Tổng thống Obama hôm 23-3, Tom McClintock, hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang California, tin chắc tổng thống đã vi phạm Bộ luật War Powers Act (Luật hạn chế quyền của tổng thống trong chiến tranh).

Các đảng viên Dân chủ có xu hướng tự do cũng bày tỏ nỗi bất an trước sự can thiệp của Mỹ ở Libya với viễn cảnh một cuộc xung đột bỏ ngỏ, đặc biệt khi quốc hội không được hỏi ý kiến về quyết định hệ trọng này. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ hàng đầu của phe Dân chủ vẫn tiếp tục bảo vệ chính sách can dự của ông Obama.

Chính trường Mỹ chắc hẳn sẽ ầm ĩ trong những ngày tới.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo