Đang công tác nhiệm kỳ thứ 4 tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản ở TPHCM, Seiki Furudate gắn với Việt Nam như một mối duyên, khi ông được Bộ Ngoại giao Nhật Bản bổ nhiệm phụ trách công tác quảng bá văn hóa của đất nước này. Ông bắt đầu học tiếng Việt từ đó, một năm trước khi sang nhận nhiệm vụ tại Hà Nội vào năm 1994.
Quảng bá văn hóa Nhật ở VN
Ở xứ sở hoa anh đào, tiếng Việt là một ngoại ngữ không phổ biến nên tài liệu cũng hiếm theo. Trong khi những người khác chỉ cần tiếng Anh là đủ thì Furudate miệt mài học tiếng Việt. Sang đến nơi, ông tiếp tục theo học tại khoa tiếng Việt Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Giờ đây, ông có thể nghe và nói tốt Việt ngữ, thậm chí làm phiên dịch mỗi dịp phái đoàn Nhật Bản đến từng địa phương thực hiện các dự án viện trợ.
Tiếng Việt, theo ông, khó nhất là phát âm, nói cho đúng đã khó, nghe hiểu giọng địa phương còn khó hơn. Cho nên dù không còn xa lạ với tiếng Việt nhưng khi về các tỉnh miền Trung thì Furudate đành “bó tay”.
Ông Seiki Furudate tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản ở TPHCM
Với nhiệm vụ quảng bá văn hóa Nhật Bản, trong năm qua, những chương trình do Furudate phụ trách đã tạo được dấu ấn trong đời sống người Việt. Ngày hội Việt-Nhật giới thiệu ẩm thực, hoạt hình, nghệ thuật xếp giấy, cắm hoa Nhật Bản, Liên hoan Phim Nhật Bản hay những ngày văn hóa Mekong – Nhật Bản được tổ chức tại TPHCM và Cần Thơ đều thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Furudate quan niệm rằng muốn giới thiệu văn hóa nước mình thì phải hiểu văn hóa nước bạn. Vì thế, ông chịu khó tìm đọc sách, xem phim, nghe nhạc Việt. Ông cũng mong muốn văn hóa Việt
Yêu sự lạc quan của người Việt
Sống ở Việt
Ông tâm sự: “Những lúc gặp khó khăn, nói chuyện với họ xong. tôi cảm thấy thoải mái hẳn ra”. Ông cũng đánh giá cao tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc của người Việt, đồng thời dành thiện cảm cho phụ nữ Việt
Cũng vì công việc, năm nay, Furudate lại đón năm mới ở Việt Nam, trong khi vợ con ông đã trở về Nhật Bản 2 ngày trước lễ Giáng sinh năm ngoái. Trong khi người Việt đón Tết Nguyên đán thì người Nhật đón Tết Dương lịch. Cái lạnh ở miền Bắc làm ông nhớ không khí năm mới ở Nhật hơn. Nhưng bù lại, ông nhận xét cái nắng ấm áp phía
Bình luận (0)