icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấu trúc phân tử DNA tròn 50 tuổi

PHƯƠNG VÕ

Ngày mai, 25-4, giới khoa học sẽ kỷ niệm 50 năm ngày James Watson và Francis Crick công bố công trình nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature, trong đó đưa ra cấu trúc hình chuỗi xoắn kép cho phân tử DNA (Deoxyribose Nucleic Acid) vốn tạo thành vật liệu di truyền của tất cả sinh thể. Thật ra, cấu trúc của DNA đã được khám phá trước đó gần 2 tháng. Vào ngày 28-2 -1953, có 2 nhà khoa học trẻ bước vào trong quán rượu Eagle ở Cambridge (Anh) và thông báo với đám đông đang ăn trưa ở đó: “Chúng tôi đã phát hiện ra bí mật cuộc sống”.

Đúng như những gì họ tuyên bố, khám phá của Crick và Watson được xem như là công trình quan trọng nhất trong kỷ nguyên hiện đại dẫn đến vô số thành tựu khoa học và giải mã được một bí ẩn khiến các nhà khoa học nhức đầu trong nhiều thập kỷ trước đó. Trong khi đó, cấu trúc hình chuỗi xoắn kép của DNA nhanh chóng trở thành một biểu tượng đẹp về mặt thẩm mỹ và làm nhiều người kinh ngạc bởi chứa đựng khả năng giải thích cách thức DNA được tái tạo để truyền vật liệu di truyền sang thế hệ kế tiếp.

Trước đó, trong suốt thế chiến thứ 2, các nhà nghiên cứu đã xác định được DNA chính là thứ vật chất bí ẩn truyền gien từ thế hệ này sang thế hệ khác.  Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết được hình dáng của phân tử DNA này cũng như cơ chế hoạt động của nó. Trước khi có thành tựu đột phá của Watson và Crick, các nhà khoa học cho rằng phân tử DNA được cấu thành từ một số chất hóa học tương đối đơn giản. Dù vậy, không ai rõ rằng những chất hóa học này kết hợp với nhau như thế nào để mang được một lượng thông tin khổng lồ cần thiết cho việc tái tạo một sinh vật sống. Một số nhà khoa học cũng từng thử đưa ra một số mô hình cấu trúc có thể của DNA nhưng đều thất bại.

Thay vì tiến hành thí nghiệm, Watson và Crick tìm cách tính toán để xây dựng nên mô hình cấu trúc DNA của riêng họ. Dù vậy, họ vẫn không chắc về mô hình của mình cho đến khi gặp được một dịp may bất ngờ. Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học King ở London (Anh) đang tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm sử dụng một công nghệ chụp X-quang tương đối mới vào lĩnh vực phân tích cấu trúc DNA. Trong số đó, nữ tiến sĩ Rosalind Franklin đã chụp được một hình ảnh rõ nét về tinh thể DNA bằng tia X cho thấy một hình chữ thập rõ ràng. Sau đó, giáo sư Maurice Wilkins, một đồng nghiệp của Franklin, đã cho Watson xem bức ảnh này khi Watson đến thăm London mà không cho chủ nhân của nó biết. Đó đúng là tấm ảnh X-quang chụp DNA mà Watson và Crew từng hình dung nếu mô hình cấu trúc DNA của họ chính xác. Ngay lập tức, Watson biết rằng họ đã thành công.

Phải mất một thời gian, công trình đăng trên tạp chí Nature của Watson và Crick mới thu hút được giới khoa học và nhanh chóng trở thành cơ sở cho các thành tựu y học và sinh học hiện đại trong những thập kỷ qua. Với công trình này, Watson, Crick và Wilkins cùng đoạt giải Nobel y học năm 1962. Tuy nhiên, vai trò của nhà khoa học Rosalind Franklin lại không được đề cao lúc đó, một phần vì bà là phụ nữ, một phần vì giải Nobel không được trao cho người đã mất. Rosalind đã qua đời năm 1958 vì ung thư mà không hề biết về vai trò quyết định của tấm ảnh X-quang của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo