xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cha đẻ” của cờ cầu vồng LGBT qua đời

N. Thương (theo BBC)

(NLĐO)- Nghệ nhân Gilbert Baker, người đã sáng tạo ra lá cờ lục sắc biểu tượng cho cộng đồng LGBT (cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới) vừa qua đời ở tuổi 65.

Báo San Francisco Chronicle ngày 31-3 đưa tin ông Baker đã qua đời trong lúc ngủ tại nhà ở New York - Mỹ vào tối 27-3.

Ông Gilbert Baker lần đầu thiết kế là cờ này để sử dụng trong Ngày diễu hành tự do đồng tính (Gay Freedom Day) vào ngày 25-06-1978 ở TP San Francisco, nơi được xem là “thủ phủ” của người đồng tính trên thế giới.


Cha đẻ của lá cờ biểu tượng cho cộng đồng LGBT đã qua đời ở tuổi 65. Ảnh: Daily Xtra

"Cha đẻ" của lá cờ biểu tượng cho cộng đồng LGBT đã qua đời ở tuổi 65. Ảnh: Daily Xtra

Ban đầu, lá cờ do ông thiết kế có đến 8 màu tượng trưng cho 8 khía cạnh khác nhau của con người: hồng là tình dục, đỏ là sự sống, cam là sự hàn gắn, vàng là ánh mặt trời, xanh lá là thiên nhiên, lam là nghệ thuật, chàm là sự đồng điệu và tím là nghị lực. Lá cờ này đã được chính Gilbert Baker cùng với 30 tình nguyện viên khác tự nhuộm vải và may.


Phiên bản đầu tiên gồm 8 màu của lá cờ. Ảnh: Wikipedia

Phiên bản đầu tiên gồm 8 màu của lá cờ. Ảnh: Wikipedia

Sau đó khi tiếp tục sản xuất với số lượng lớn, vì những khó khăn khi nhuộm vải màu hồng nên màu hồng đã được bỏ đi và lá cờ còn lại 7 màu. Nhưng rồi nhu cầu về số sọc chẵn trên lá cờ để tạo sự cân bằng trên đường diễu hành đã khiến 2 sọc màu chàm và màu lam bị thay bằng 1 sọc màu xanh hoàng gia, tạo nên lá cờ lục sắc thường được sử dụng ngày nay.


Lá cờ 6 màu được sử dụng ngày nay. Ảnh: wikipedia

Lá cờ 6 màu được sử dụng ngày nay. Ảnh: wikipedia

Khi sáng tạo ra lá cờ, Baker từng nói rằng ông muốn truyền đạt ý tưởng về sự đa dạng và sự hòa hợp, sử dụng “thứ gì đó từ tự nhiên để thể hiện rằng tình dục là quyền con người”.

Năm 2015, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York đã bổ sung lá cờ này vào bộ sưu tập thiết kế của họ và gọi đây là “một cột mốc thiết kế quan trọng”.

Khi đó ông Baker đã chia sẻ với người đại diện của bảo tàng: “Tôi quyết định chúng tôi nên có một lá cờ, lá cờ sẽ rất phù hợp để làm biểu tượng để thể hiện rằng chúng tôi giống như một dân tộc, hay bạn có thể gọi là một bộ tộc. Những lá cờ thường dùng để thể hiện sự khẳng định quyền lực nên thật sự rất phù hợp”.


Thị trưởng New York Michael Bloomberg (trái) chào Gilbert Baker tại buổi Diễu hành Tự hào của người đồng tính (Gay Pride parade) ở New York năm 2002. Ảnh: Reuters

Thị trưởng New York Michael Bloomberg (trái) chào Gilbert Baker tại buổi Diễu hành Tự hào của người đồng tính (Gay Pride parade) ở New York năm 2002. Ảnh: Reuters

Sau khi ông Baker qua đời, một lá cờ lục sắc khổng lồ đã được giăng lên ở San Francisco tại khu vực gần tòa nhà Harvey Milk Plaza, nơi được đặt tên theo Harvey Milk- chính trị gia đầu tiên công khai mình là người đồng tính. Ngoài ra, một lễ thắp nến cũng được tổ chức bên dưới lá cờ vào lúc 19 giờ tối 31-3 (giờ địa phương) để tiễn đưa ông.

Biên kịch Dustin Lance Black viết trên Twitter: “Những cầu vồng đang khóc. Thế giới của chúng ta đã bớt đi sắc màu khi thiếu anh, tình yêu của tôi. Gilbert Baker đã cho chúng ta lá cờ cầu vồng để đoàn kết chúng ta lại. Hãy một lần nữa đoàn kết lại nào”.

Thượng nghị sĩ Scott Weiner của bang California cho rằng những cống hiến của ông Baker đã “góp phần định hình cho phong trào LGBT hiện đại”. Ông chia sẻ: “Hãy yên nghỉ trong quyền lực nhé, Gilbert”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo