Họ đã đến nước này bằng visa du lịch khoảng 2 tuần sau khi ông Saddam bị hành hình vào ngày 30-12. Cùng bị kết án tử hình với Saddam còn có người em cùng mẹ khác cha Barzan Ibrahim và Awad hamed al-Bandar, cựu chánh án Tòa án Cách mạng Iraq.
Bài viết không trích dẫn nguồn của tờ Times tiết lộ gia đình ông Raouf đã làm đơn xin Chính phủ Anh cho phép cư trú lâu dài tại London vì sợ bị ám sát ở Iraq. Hồi đầu tháng này, kênh truyền hình tiếng Al Jazeera cũng cho phát đi thông tin tương tự.
Tuy nhiên, Munir Hadad, một trong 9 thẩm phán thuộc Hội đồng phúc thẩm Iraq, khẳng định ông Raouf cùng người thân sẽ trở về nước vào tháng tư.
"Chánh án Raouf đang có một kỳ nghỉ bình thường, kéo dài tới ngày 5-4 tới. Ông ấy đang đi khám, chữa bệnh. Ông đã nói với các đồng nghiệp là dự định trở về khi kỳ nghỉ kết thúc", ông Munir tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Baghdad hôm nay.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết cơ quan chuyên giải quyết các vấn đề nhập cư và lưu vong này, không thể xác nhận hay bác bỏ thông tin đăng tải trên tờ Times.
Tại Iraq, các tay súng nổi dậy thường xuyên tấn công gia đình và bản thân các nhân vật quan trọng, kể cả những thẩm phán. Vì vậy, những người này thường xuyên phải nhận được sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt mới mong bảo toàn tính mạng.
Bình luận (0)