xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chật vật trở lại cuộc chơi

XUÂN MAI (lược dịch theo trang Asia Times)

Nhật Bản thông báo sẽ trang trải chi phí cử các thanh sát viên quốc tế đến kiểm tra các cơ sở hạt nhân tại Triều Tiên nếu họ được phép trở lại

Nhật Bản đang có vai trò khá mờ nhạt trong những diễn biến ngoại giao dồn dập tại khu vực Đông Bắc Á thời gian qua, từ việc Triều Tiên quyết định tham dự Thế vận hội mùa đông hồi tháng 2 cho đến Hàn Quốc đóng vai trò then chốt trong việc đặt nền móng cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến diễn ra vào tháng tới.

Nhật Bản cũng không nắm rõ về chuyến thăm Bắc Kinh bất ngờ của ông Kim Jong-un để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 3. 

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono lúc đó chỉ cho biết Tokyo đang tìm hiểu và hy vọng Bắc Kinh sẽ chia sẻ thông tin về chuyến thăm. Chưa hết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn chịu đòn thương mại từ ông Trump dù 2 nước đang là đồng minh thân cận.

Còn nhớ hồi năm 1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton có chuyến công du 9 nước châu Á nhưng lại không đến Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Washington - và các nước khác - ngày càng quan tâm đến một Trung Quốc đang phát triển nhanh giữa lúc Nhật Bản đối mặt tình trạng kinh tế ảm đạm và vai trò ngày càng sụt giảm trên trường quốc tế. 

Trong 5 năm nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe công du hơn 70 quốc gia, nhiều nước trong số này được ông đến thăm 2 lần. Trong mỗi chuyến đi, ông Abe đều phát đi cùng một thông điệp: "Nhật Bản đang trở lại".

Chật vật trở lại cuộc chơi - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donand Trump (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp ở tỉnh Saitama hồi tháng 11-2017 Ảnh: MAINICHI

Ông Abe đặc biệt quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhà lãnh đạo Nhật đã đến TP New York để gặp ông Donald Trump ngay trước lễ nhậm chức. 

Ông Abe còn là một trong những người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Triều Tiên. Vị thủ tướng 63 tuổi là người ủng hộ ông Donald Trump mạnh mẽ nhất trong việc thực hiện chiến lược "gây áp lực tối đa" và giới lãnh đạo Nhật Bản cho rằng họ có cùng suy nghĩ với ông chủ Nhà Trắng.

Vũ khí chiến lược Triều Tiên là mối lo ngại lớn đối với Nhật Bản hơn Mỹ. Khả năng Bình Nhưỡng "trút mưa" tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân lên lãnh thổ Nhật Bản là mối đe dọa có thật. 

Trong khi đó, chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa chưa hoàn thiện của Triều Tiên chỉ mới là mối đe dọa trên lý thuyết đối với Mỹ. 

Thủ tướng Abe có lý do tin rằng bản thân có thể là nhà lãnh đạo nước ngoài được ông Donald Trump ưa thích nhưng điều này dường như trở nên vô nghĩa trong bối cảnh hiện tại ở Đông Bắc Á.

Ông Trump gần đây "giáng đòn mạnh" lên Nhật Bản khi thông báo đánh thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với sản phẩm nhôm xuất khẩu sang Mỹ. 

Hiển nhiên, Tokyo có thể đoán được đây là bước đi khó tránh, dựa vào sự kiện Washington rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và quan điểm của ông Trump về thương mại, chủ nghĩa bảo hộ. 

Dù vậy, Nhật Bản không khỏi bị sốc khi Mỹ tạm miễn trừ đánh thuế với Liên minh châu Âu và các nước Argentina, Brazil, Úc, Hàn Quốc, Canada, Mexico nhưng lại không có Nhật Bản.

Việc bị ông Trump phớt lờ - còn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lại thấy không có lý do gì để mời Nhật Bản tham gia nỗ lực hàn gắn quan hệ với Bình Nhưỡng - xảy ra vào thời điểm ông Abe gặp khó về chính trị bởi một vài rắc rối trong nước, khiến tỉ lệ ủng hộ sụt giảm. Để đối phó, ông Abe đang nỗ lực tìm cách trở lại "cuộc chơi". 

Ngay sau khi ông Trump thông báo về cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên, ông Abe cho biết sẽ đến Washington trong tháng này để hội đàm với ông chủ Nhà Trắng.

Ngoài ra, ông còn gợi ý có thể tìm kiếm một cuộc gặp với ông Kim sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Ông Abe cũng nói sẽ gây áp lực lên Bình Nhưỡng để đưa ra lời giải thích cuối cùng về những công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc vào những năm 1970. 

Đây là vấn đề được người Nhật Bản quan tâm đặc biệt nhưng những quốc gia khác lại xem đó là vấn đề có thể gây sao nhãng mục tiêu chính là loại bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.

Tokyo cũng thông báo sẽ trang trải chi phí cử các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến kiểm tra các cơ sở hạt nhân tại Triều Tiên nếu họ được phép trở lại. Đây được xem là một trong những "quân bài mặc cả" của ông Kim trong các cuộc gặp dự kiến sắp tới với ông Moon và ông Trump. 

IAEA không được phép tiếp cận trực tiếp các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên kể từ năm 2009 khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên quốc tế và rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) sau khi bị cáo buộc không minh bạch về chương trình hạt nhân của mình.

Chiến thuật trên cho phép Nhật Bản duy trì vai trò, dù khiêm tốn, trong phản ứng của quốc tế đối với Triều Tiên. 

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Kim có đồng ý gặp ông Abe hay không nhưng có một điều chắc chắn rằng lãnh đạo Triều Tiên đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, sẽ hội đàm với Tổng thống Moon vào ngày 27-4 và nhiều khả năng gặp ông Trump trong tháng 5. Trong cuộc chơi ngoại giao về Triều Tiên đang diễn ra, Nhật Bản chắc chắn bị bỏ qua. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo