Đáng chú ý, thủ đô Tokyo - Nhật Bản, thành phố từng được xem là đắt đỏ nhất thế giới đến năm 2012, tăng 7 bậc, lên vị trí thứ tư trong cuộc khảo sát chi phí sinh hoạt toàn cầu được thực hiện đối với 133 thành phố. Trong khi đó, một thành phố khác của xứ sở mặt trời mọc là Osaka tăng 9 bậc, lên hạng 5. Cả hai đô thị Nhật đều thăng hạng vì đồng yen tăng giá.
Zurich là thành phố duy nhất không thuộc châu Á nằm trong tốp 5 thành phố đắt đỏ nhất thế giới Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trong tốp 10 có 5 thành phố châu Á, 4 thành phố châu Âu và 1 thành phố tại Bắc Mỹ. Singapore tiếp tục đứng đầu danh sách năm thứ tư liên tiếp, một phần vì chi phí sở hữu một chiếc ô tô tại đây đang cao nhất trên thế giới. Giá quần áo ở đảo quốc sư tử cũng cao thứ hai thế giới. Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục xếp thứ 2 trong khi các thành phố của Trung Quốc đại lục lại tụt hạng trong bối cảnh trượt giá nhân dân tệ và sức tiêu thụ suy yếu.
Báo cáo cho biết các nước châu Á chiếm 40% kinh tế toàn cầu và Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo đến năm 2020, khu vực này sẽ chiếm 2/3 nền kinh tế thế giới. Tuy có nhiều thành phố đắt đỏ, châu Á lại cũng là nơi có những thành phố chi phí rẻ nhất trong khảo sát năm nay. Ví dụ, TP Almaty - trung tâm kinh tế của Kazakhstan - xếp cuối danh sách. Hà Nội và TP HCM lần lượt xếp hạng 59 và 78.
Bình luận (0)