Các đợt nắng nóng đã dẫn đến khoảng 16.000 ca tử vong vào năm ngoái tại châu lục này. Tiến sĩ Carlo Buontempo, Giám đốc Dịch vụ Biến đổi khí hậu Copernicus, cảnh báo: "Thật không may, căng thẳng nhiệt cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn trên toàn khu vực".
Một người lính bị ngất giữa trời nắng nóng trước một buổi lễ tại lâu đài Windsor (Anh) ngày 19-6 Ảnh: REUTERS
Nguyên nhân khiến châu Âu nóng lên nhanh hơn các lục địa khác là do một phần lớn lục địa nằm ở vùng cận Bắc Cực và Bắc Cực - là khu vực nóng lên nhanh nhất trên trái đất - cũng như chịu những thay đổi về phản hồi khí hậu, từ đó dẫn đến khuếch đại tác động của khí hậu.
Tuy nhiên, vẫn còn "dấu hiệu của hy vọng" - đó là năng lượng tái tạo ở EU hiện cung cấp 22,3% điện năng, vượt qua tỉ lệ từ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm (20%) lần đầu tiên vào năm ngoái.
Một nghiên cứu quốc tế khác dẫn đầu bởi Trung tâm Quốc tế về phát triển núi tích hợp (ICIMOD) ở Kathmandu - Nepal cảnh báo các sông băng trên dãy Himalaya sẽ mất 30%-50% thể tích băng vào năm 2100 nếu nhiệt độ tăng 1,5-2 độ C so với thời tiền công nghiệp.
Ở mức 3 độ C, sông băng ở Đông Himalaya - bao gồm khu vực Nepal và Bhutan - sẽ mất tới 75% lượng băng.
Ở mức 4 độ C, con số mất mát là 80%. Sự mất mát sông băng đã nhanh hơn tới 65% trong những năm 2010 so với những năm 2000. Điều này sẽ gây ra lũ lụt nguy hiểm và thiếu nước cho 240 triệu người sống trên vùng núi, góp phần làm 12 lưu vực trong khu vực - bao gồm sông Hằng, Ấn và Mê Kông - có mức nước đạt đỉnh vào giữa thế kỷ này.
Bình luận (0)