Bình Nhưỡng đã sử dụng những lời lẽ của nhà lãnh đạo Mỹ để củng cố luận điểm chính thức rằng kho vũ khí hạt nhân của họ chỉ mang bản chất phòng vệ, dùng để bảo vệ người dân Triều Tiên khỏi "đế quốc Mỹ hay bắt nạt".
Các quan chức Triều Tiên cũng tận dụng những phát biểu cứng rắn của ông chủ Nhà Trắng để làm cớ biện hộ quan điểm của mình. .
Một áp phích tuyên truyền có nội dung cảnh báo Mỹ tại Triều Tiên. Ảnh: The New York Times
"Ông Donald Trump toàn nói những lời vô nghĩa về việc phá hủy đất nước chúng tôi. Vì thế, ngay khi nhà lãnh đạo tối cao ra lệnh, chúng tôi sẽ khiến toàn bộ nước Mỹ chìm trong biển lửa" - một sĩ quan quân đội Triều Tiên nói với nhóm phóng viên báo The New York Times vừa có chuyến thăm Bình Nhưỡng 5 ngày.
Một hình ảnh tuyên truyền tiêu biểu cho thấy một binh sĩ Triều Tiên giẫm lên mặt một binh sĩ Mỹ và có dòng chữ "Bọn xâm lược phải chết".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un không muốn trông yếu đuối và nhượng bộ trước sức ép của Mỹ. Các quan chức ở Triều Tiên cũng thường dẫn những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ để lý giải cho sự miễn cưỡng tham gia đối thoại để giảm căng thẳng.
Một áp phích tuyên truyền chống Mỹ của Triều Tiên. Ảnh: The New York Times
Cây bút Nicholas Kristof của tờ The New York Times nhận định chuyến thăm Bình Nhưỡng nói trên khiến ông không khỏi suy nghĩ toàn bộ chiến lược Triều Tiên của Tổng thống Donald Trump dựa vào một loạt quan niệm sai lầm và nguy hiểm.
Quan niệm sai lầm đầu tiên là những biện pháp trừng phạt, lời đe dọa chiến tranh sẽ khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ông Kristof cho biết bất kỳ người Triều Tiên nào ông nói chuyện đều nhấn mạnh đây là điều không thể.
Cộng đồng tình báo Mỹ cũng tin rằng điều này sẽ không xảy ra vì Bình Nhưỡng xem đầu đạn hạt nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của mình.
Quan niệm sai lầm thứ 2 là Trung Quốc có thể làm thay đổi hành vi của Triều Tiên. Theo ông Kristof, ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đang bị phóng đại.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un không ít lần làm bẽ mặt Bắc Kinh và giới chức Trung Quốc lo ngại điều này sẽ lại xảy ra trong tháng này nếu Triều Tiên cho phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân trong thời gia diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 (dự kiến khai mạc ngày 18-10).
Quan niệm sai lầm thứ 3 là giả định chế độ Triều Tiên gần sụp đổ nên việc tăng sức ép về kinh tế có thể đẩy nhanh kết cục này.
Bình luận (0)