xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ tín hiệu mới từ Bali

Tường Minh

Những nguyên tắc chỉ đạo do Indonesia đề xuất dự kiến sẽ được thảo luận trong cuộc gặp của các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc ngày 20-7

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  (ASEAN) với 10 thành viên và Trung Quốc dự kiến hoàn tất những nguyên tắc chỉ đạo thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) trong năm nay. Tổng Thư ký ASEAN đã nói như vậy hôm chủ nhật vừa qua.
 
img
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Ảnh: TƯ LIỆU

“Tôi có thể nhìn thấy có một quyết tâm mạnh mẽ từ cả hai phía và chúng ta sẽ nỗ lực hoàn thành nội dung này trong năm nay, tận dụng thời cơ năm tới là dịp kỷ niệm 10 năm khai sinh DOC” - Tổng Thư ký Surin Pitsuwan nói với hãng tin Kyodo trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói thêm: “Không nghi ngờ gì nữa, chúng tôi tràn đầy hy vọng rằng chúng ta có thể đạt được thỏa thuận về ngôn ngữ mới, văn kiện mới và có thể chính thức đặt bút ký vào năm tới tại Campuchia”.

Cuộc phỏng vấn diễn ra bên lề một loạt hội nghị và những cuộc gặp liên quan chính thức bắt đầu ngày 19-7 và kéo dài đến hết ngày 24-7 ở khu nghỉ mát Nusa Dua trên đảo Bali của Indonesia. Theo ông Surin, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được “nhận thức về tính chất cấp bách chung” mà họ có thể và sẽ giải quyết những khác biệt về biển Đông một cách hòa bình. Tổng Thư ký ASEAN nói đây là khoảnh khắc quyết định để gửi tín hiệu của họ đến với thế giới. Ông cho rằng “chúng ta có trách nhiệm xua tan sự lo lắng bởi Đông Nam Á hiện quá quan trọng và thiết yếu đối với cộng đồng thế giới - sự lành mạnh về kinh tế, hòa bình và an ninh.

Trung Quốc và các đối tác đối thoại với ASEAN khác sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 23-7 để thảo luận những vấn đề an ninh khu vực, bao gồm những đòi hỏi gây tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa ở biển Đông giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc. Theo Kyodo, ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý về DOC năm 2002 nhằm bảo đảm giải quyết hòa bình những tranh cãi trong các đường biển chiến lược nhưng họ cần xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc miễn cưỡng ký kết một thỏa thuận có tính ràng buộc như vậy.

Theo các nguồn tin ngoại giao ASEAN, Indonesia đã đề xuất những nguyên tắc chỉ đạo thực hiện sự hợp tác giữa các nước láng giềng Đông Nam Á và Trung Quốc, trong một nỗ lực rõ ràng là để làm dịu căng thẳng, bằng cách đề nghị đưa vào nhiều đoạn văn chi tiết hơn so với bản dự thảo đang được ASEAN và Trung Quốc thảo luận. Những nguyên tắc chỉ đạo dự kiến sẽ được thảo luận trong cuộc gặp của các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc ngày 20-7, một ngày trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc ở Bali.

Các nguồn tin nói rằng dưới các nguyên tắc chỉ đạo, hai bên có thể tìm hiểu hoặc hứa hẹn các hoạt động hợp tác như bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu hộ và chống tội phạm xuyên quốc gia trên cơ sở tự nguyện và theo cách tiếp cận từng bước. Với những hoạt động hợp tác như vậy, hy vọng có thể xây dựng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, làm dịu căng thẳng và thái độ của Trung Quốc có thể mềm mỏng hơn.

ASEAN đạt nhất trí quan trọng về vấn đề biển Đông 

Hội nghị các quan chức cấp cao thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN SOM) và Ủy ban Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), diễn ra ngày 18-7 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Bali của Indonesia, đã tập trung thảo luận, nhất trí nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44), Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) và các hội nghị liên quan, cũng như các giải pháp cho vấn đề ký kết SEANWFZ. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị nêu trên.

Theo TTXVN, trong các phiên họp cùng ngày, các quan chức cấp cao ASEAN đã thảo luận, nhất trí hàng loạt nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề biển Đông; tiến độ xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, kết nối ASEAN và thực hiện Hiến chương ASEAN; triển khai thành lập Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN; xem xét diễn biến quan hệ ASEAN với các đối tác và dự thảo Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, quan hệ đối tác toàn diện ASEAN - Liên hiệp châu Âu (EU) cũng như những nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (EAS 6).

Sau quá trình trao đổi tình hình, ý kiến về vấn đề biển Đông và thực thi DOC, các quan chức ASEAN thống nhất nội dung hướng dẫn thực thi DOC để trao đổi với Trung Quốc, với khẳng định DOC là văn bản quan trọng đối với hòa bình, ổn định trên biển Đông.

Liên quan đến SEANWFZ, các đại biểu tham dự nhất trí ASEAN và 5 cường quốc hạt nhân gồm: Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ sẽ nối lại đàm phán trực tiếp không chính thức, dự kiến vào tháng 8 tới tại Geneva (Thụy Sĩ), sau khi tiến trình này bị gián đoạn gần một thập niên, với một trong những mục tiêu là tìm giải pháp để Mỹ có thể ký SEANWFZ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo