Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng xây dựng một thế giới đơn cực; đã là cường quốc kinh tế số một thì cũng phải là cường quốc quân sự số một có thể chi phối xu thế phát triển toàn cầu. Sau khi lên cầm quyền, TT Bush đã có hàng loạt bước đi tách khỏi xu thế chung hòa dịu, hợp tác để “đơn phương hành động một mình”.
Trước hết, TT Bush chủ trương không phê chuẩn Nghị định thư
Tiếp đến, tháng 6-2001 TT Bush tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký với Liên Xô năm 1972. Mỹ cho rằng hiệp ước này đã lỗi thời và sẽ triển khai chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD), bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc và các nước đồng minh NATO. Ngay sau khi rút khỏi hiệp ước ABM, Mỹ đã lập tức phóng thử 4 tên lửa đạn đạo Trident từ tàu ngầm như một sự thách thức. Giới quân sự Mỹ đòi hỏi phải xây dựng một lá chắn tên lửa bao quát toàn cầu, không chỉ bó hẹp ở lãnh thổ Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ nêu ra 4 mục tiêu bá quyền của chương trình NMD: Giành ưu thế chiến lược trong thế kỷ 21, bảo đảm địa vị siêu cường đơn cực; phá vỡ thế cân bằng hạt nhân Mỹ - Nga; giữ các nước NATO trong quỹ đạo của Mỹ dưới sự chỉ huy của Washington và vừa khống chế Hàn Quốc, Nhật Bản vừa kiềm chế Nga và Trung Quốc. Không thể có mưu đồ bá quyền nào rõ hơn 4 mục tiêu trên.
Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đã gây nhiều sóng gió giữa hai bờ Đại Tây Dương. Mỹ và EU liên miên xảy ra các cuộc chiến tranh thương mại, về các loại hàng xuất khẩu, hết chuối, thịt bò đến nông sản chuyển đổi gien, sắt thép. Mỹ luôn có thái độ kẻ cả, trịch thượng áp đặt khiến các đồng minh EU bất bình và tìm mọi cách trả đũa khiến cho cái gọi là “tiến trình xuyên Đại Tây Dương” mở đầu từ năm 1995 nhằm xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng gặp nhiều trắc trở.
Trong cuộc chiến chống khủng bố tại
Trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ tự cho mình có quyền chọn lựa mục tiêu tấn công, có quyền xét xử tội phạm. Chính vì vậy mà TT Bush đã quyết định lập các tòa án quân sự xét xử bí mật những nghi can khủng bố, không cần có các thẩm phán, tùy ý định mức án, kể cả tử hình. Trong khi đó, Mỹ lại rút khỏi thỏa thuận thành lập tòa án hình sự quốc tế mà gần 70 nước đã phê chuẩn, kể cả các nước đồng minh của Mỹ.
Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ được xác định rõ trong cái gọi là “Dự án về một thế kỷ mới của Mỹ” mà tư tưởng chủ đạo là “có một thế kỷ mới có lợi cho lợi ích của Mỹ trong vai trò duy nhất duy trì một trật tự quốc tế phục vụ an ninh và sự giàu có của nước Mỹ”. Giáo sư Paul Rogers, Trường Đại học Bradford, cho rằng dự án này đã dập tắt mọi hy vọng về một chủ nghĩa đa phương mới của Mỹ. Báo Toàn cảnh Frankfurt viết: “Cái có lợi cho Mỹ, châu Âu và cả thế giới là một quan hệ đối tác trên cơ sở bình đẳng, chứ không phải là mối quan hệ giữa chủ và đầy tớ. Mỹ phải từ bỏ xu hướng đơn phương quyết định mọi công việc của thế giới”.
Bình luận (0)